Tàu phát máy điện hạt nhân đầu tiên trên TG

Google News

(Kiến Thức) - Nga sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới trong vòng 3 năm tới.

 Mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga.

Nhà máy điện hạt nhân nổi mang tên Akademik Lomonosov, được phát triển bởi nhà máy đóng tàu của Baltic, nhằm mục đích cung cấp điện, khí nóng và nước uống cho những khu vực khó tiếp cận trên lãnh thổ nước Nga. Giám đốc của nhà máy Baltic cho biết nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2016.

Tàu Akademik Lomonosov được trang bị các lò phản ứng hạt nhân từng được lắp đặt trên các tàu phá băng ở những vùng lạnh giá. Các lò phản ứng hạt nhân này đã hoạt động ổn định trong hơn một nửa thế kỷ qua.

Trọng lượng nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov dự kiến vào khoảng 21.500 tấn với đoàn thủy thủ gồm 69 người. Nhưng nó không được trang bị động cơ đẩy, nên phải có tàu khác kéo đi khi cần di chuyển địa điểm.

Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov được trang bị 2 lò phản ứng KLT-40 cải tiến, có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho một thành phố với 200.000 người. Tổng công suất của hai lò phản ứng hạt nhân này là 70MW điện hay 300 MW khí nóng.

Nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu điện tại các thị trấn và cảng biển ở phía bắc và vùng viễn đông của nước Nga. Ngoài ra, các nhà máy điện hạt nhân này là cung cấp điện năng cho ngành công nghiệp, các thành phố cảng và các giàn khoan ngoài khơi xa.

Các nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga cũng có thể được sửa đổi thành một nhà máy khử muối để sản xuất khoảng 240.000 m3 nước sạch mỗi ngày.

Hiện tại, 15 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Indonesia và Argentina bày tỏ mong muốn mua tàu phát điện hạt nhân của Nga.

Hà Vũ (theo Daily Mail)