5 mẹo giúp con tự giác làm bài tập về nhà

Google News

Trong khi một số trẻ sẵn sàng làm bài tập thì những trẻ khác lại cảm thấy nhàm chán với khái niệm bài tập về nhà.

5 meo giup con tu giac lam bai tap ve nha
Cha mẹ chỉ cần dạy con cách chuẩn bị và lên kế hoạch cho cuộc sống thay vì lập sẵn kế hoạch cho con. (Ảnh: ITN).
Việc trẻ hoàn thành bài tập hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách giải quyết của người lớn.
Điều đầu tiên cha mẹ cần làm là không khiến con sợ bài tập về nhà. Để đảm bảo điều này, bạn có thể tham khảo những mẹo dạy con dưới đây.
Chỉ định thời gian đặc biệt để làm bài tập về nhà
Việc con lập kế hoạch và theo dõi các hoạt động hàng ngày của chính mình sẽ luôn hữu ích. Cha mẹ chỉ cần dạy con cách chuẩn bị và lên kế hoạch cho cuộc sống thay vì lập sẵn kế hoạch cho con.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên để con tự tạo kế hoạch của mình hoặc đưa ra các lựa chọn khác nhau.
Chẳng hạn, bạn có thể hỏi con muốn làm bài tập về nhà vào lúc nào. Nếu con đồng ý với giờ quy định, bạn sẽ không phải nhắc đi nhắc lại công việc của con.
Có một lịch trình cụ thể sẽ giúp con hoàn thành tất cả bài tập một cách khoa học. Các bậc phụ huynh có thể cùng con sắp xếp một thời gian biểu hợp lý với những khoảng nghỉ giải lao như một phần thưởng cho con.
Đừng ép con làm bài tập về nhà ngay khi vừa đi học về
5 meo giup con tu giac lam bai tap ve nha-Hinh-2
Các mẹ có thể truyền động lực cho con ngay tại nhà. (Ảnh: ITN).
Con trẻ đi học về cần được nghỉ ngơi như một người trưởng thành. Vì vậy cha mẹ không nên giục con “Hãy làm bài tập về nhà ngay bây giờ!”. Con bạn mới đi học về nên bạn cần cho con thời gian thả lỏng và vui chơi.
Có nhiều trường hợp con cái luôn phải nghe cha mẹ nhắc nhở việc học. Việc này lặp lại nhiều lần đến mức đứa trẻ cảm thấy vô cùng áp lực và mất hứng mỗi khi nghĩ đến việc và phải hoàn thành bài tập.
Vì vậy, tốt hơn hết cha mẹ đừng ép con làm bài tập về nhà ngay lập tức.
Đánh giá cao sự tiến bộ và thúc đẩy động lực
Nhiều bà mẹ thường nghĩ rằng con mình học chưa đủ chăm chỉ nên đang đánh giá thấp giá trị của con cũng như sự trân trọng dành cho con.
Trong khi đó, kết quả có thể khác khi người lớn đánh giá cao bài tập về nhà của trẻ thay vì luôn nêu ra những vấn đề tiêu cực. Ngay cả giáo viên cũng cần lưu ý vấn đề này.
Ví dụ, bài tập về nhà được làm cẩn thận sẽ giúp học sinh cảm thấy thành công hơn và điều này sẽ tạo động lực cho trẻ, không chỉ ở trường mà còn ở nhà nữa.
Vì vậy các mẹ có thể truyền động lực cho con ngay tại nhà. Bài tập về nhà được hoàn thành tốt và được đánh giá cao sẽ là động lực tốt cho con. Một học sinh được cha mẹ thấu hiểu sẽ cố gắng làm bài tập về nhà một cách chu đáo và ngày càng tiến bộ hơn.
Trợ giúp nếu con yêu cầu
Tất nhiên, việc một người mẹ giúp con làm bài tập về nhà là một hành vi tích cực. Bạn có thể cố gắng giải thích hoặc đưa ra gợi ý để trẻ học hỏi mà không mất sự chú ý hay mất thời gian. Nhưng bạn cần đánh giá xem liệu trẻ có biến việc hỏi bạn giải pháp thành thói quen hay không.
Đôi khi thói quen này trở thành điểm yếu, bởi được sự giúp đỡ từ cha mẹ thường xuyên sẽ khiến trẻ từ bỏ cố gắng.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là hỗ trợ con phân tích và giải thích cho con những manh mối nào có thể giúp con tìm ra đáp án. 
Ai cũng cần nhận được phần thưởng sau khi thực hiện điều gì đó, đặc biệt là trẻ con. Con nên biết rằng bạn sẽ khen ngợi khi con hoàn thành bài tập về nhà. Nếu con không chịu làm bài tập về nhà, con nên đưa ra lý do thuyết phục.
Giới chuyên gia cho rằng, cha mẹ nên thể hiện sự đánh giá cao và quan tâm đến con cái của mình.
Những đứa trẻ cảm thấy được trân trọng và yêu thương sẽ cẩn thận hơn để không đánh mất niềm tin của cha mẹ cũng như cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Theo Thuỷ Kiều/Giáo dục thời đại