Hiện nay, chúng ta có thể phòng chống bệnh bạch hầu bằng cách sử dụng vắc-xin. Nhưng bệnh bạch hầu nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, hệ thần kinh và hệ tim mạch. TS Phan Trọng Lân, viện trưởng viện Pasteur TP HCM cho biết: “Độc tố trong bệnh bạch hầu gây chết người nhanh chóng, với tỷ lệ tử vong trung bình là từ 5- 10%".
Độc tố trong bênh bạch hầu phá hủy tim, thận nhanh chóng
Thời gian lây truyền của một người mang vi khuẩn bạch cầu thường là trong khoảng 2 tuần và hiếm khi kéo dài đến 4 tuần. Theo PGS. TS. BS Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cho biết: “Bạch hầu là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, lây lan trực tiếp qua tiếp xúc giữa người với người hoặc tiếp xúc đồ vật dùng chung như: Khăn mặt, bát đũa, cốc chén... Hơi thở của bệnh nhân cũng có thể chứa vi khuẩn gât bệnh nếu chúng ta ở khoảng cách gần”.
|
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW.
|
Nói về độc tố của bệnh bạch hầu, PGS Kính cho biết: “Những năm trước kia khi chưa có vắc xin phòng bệnh tỷ lệ người mắc bệnh này rất nhiều và gây tử vong cao nếu không phát hiện và đưa đến bệnh viện kịp thời. Bệnh bạch hầu tử vong chủ yếu do độ tốc bạch hầu gây suy tim, viêm thận và bệnh nhân chết là do các biến chứng này”
Có hai thể bạch hầu ác tính gây viêm cơ tim, gây suy tim, suy thận, hoại tử lách trong đó biến chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân bạch hầu là viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm ở những ngày đầu của bệnh nhưng có thể muộn hơn 3 - 5 tuần dù bệnh đã phục hồi.
Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên có thể gây liệt các dây thần kinh sọ, gây liệt màn khẩu cái liệt cơ mắt, liệt mềm các chi, liên cơ hoành, cơ liên sườn gây suy hô hấp.
Trước đó, tại Quảng Nam, năm 2015, ổ dịch bạch hầu bùng phát, có 13 người dương tính với virus bạch hầu, trong đó, tại 2 thôn 8A, 8B của xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam đã có tới 6 người tử vong với cùng triệu chứng như đau, sưng ở cổ họng.
Nhận định về "bệnh lạ " tại Bình Phước khiến 3 người tử vong, Ông Trần Đắc phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã khẳng định: Đó là ổ dịch bệnh bạch hầu. Hiện tại, ngành Y tế đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ để tránh gây tử vong cho các bệnh nhân tiếp theo.
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất
Hiện nay, tại Việt Nam đã có phác đồ điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, Ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục y tế dự phòng Bộ Y tế khẳng định: “Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể cứu sống người bệnh”.
|
Bạch hầu được đánh giá là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
|
Ông Phu cũng khuyến cáo thêm người dân nên đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Đối với vùng dịch có thể tiêm khẩn cấp 5000 UI huyết thanh kháng bạch hầu cho người tiếp xúc với mầm bệnh mà chưa từng tiêm vắc xin
Tham khảo lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem:
Mũi thứ 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi.
Mời các bạn xem video clip: Xuất hiện dịch bệnh bạch hầu ở Gia Lai. (Nguồn: VTC14):
Thương Thương