Tại sao chồn nhung vẫn được phép nuôi?

Google News

(Kiến Thức) - Tại sao chồn nhung là sinh vật ngoại lai nhưng không bị cấm nuôi ở Việt Nam?

Hỏi: Tôi được biết chồn nhung là loài sinh vật ngoại lai. Tại sao ở nước ta loài này vẫn được nuôi ở rất nhiều nơi? - Nguyễn Văn Biên (Thạch Thất, Hà Nội).
 
Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Hội Động vật học Việt Nam giải thích: Không phải cứ là sinh vật ngoại lai là gây hại và bị cấm, cần phải tiêu diệt. Chúng ta phải hiểu rằng, sinh vật ngoại lai là loài được đưa từ nơi khác về (trước đây không có nhưng giờ có), tuy nhiên, nếu nó có lợi thì vẫn có thể phát triển được. 
Đối với sinh vật ngoại lai chúng ta phân thành 3 loại (trắng, xám và đen). Trắng được phép nuôi vì chúng không gây hại, đen là loại không có lợi mà chỉ có hại cần phải tiêu diệt. Còn xám là có cả mặt lợi và mặt hại, ví dụ như loài chồn nhung. Đây là loài dễ nuôi, phát triển nhanh. Tuy nhiên, chúng lại thuộc loài gặm nhấm nếu phát triển thiếu sự kiểm soát thì lại gây nguy hại cho môi trường (phá hoại ruộng đồng, đê điều...). 
Hiện nay, chồn nhung được xếp vào loại được phép nuôi nhưng có sự kiểm soát.
PV (ghi)

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Trà My -

Trông chúng sao giống chuột vậy!

Xuân Thắng -

Đúng rồi, chỉ cấm loại nào gây hại quá lớn như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ nó làm hại hệ sinh vật của chúng ta thôi. Cón các loài không gây hại sao lại phải cấm. Chúng càng làm cho hệ sinh vật của chúng ta thêm phong phú.

Hiển thị thêm bình luận