'Giếng làng' độc đáo giữa nội đô Hà Nội

Google News

Với hy vọng để thế hệ trẻ hiểu hơn về quá khứ, hình ảnh làng quê xưa, đồng thời tạo địa chỉ văn hoá... cho người dân, quận Ba Đình (Hà Nội) đã cải tạo, tái hiện lại hình ảnh giếng làng ở tổ dân phố 3C phường Liễu Giai.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại diện lãnh đạo UBND quận Ba Đình cho biết, thực hiện chương trình cải tạo, chỉnh trang văn minh đô thị, kết hợp với việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá cổ xưa, quận vừa cải tạo, phục dựng hình ảnh giếng làng ở Tổ dân phố 3C phường Liễu Giai (ngõ 67 Văn Cao).

Theo UBND quận Ba Đình, trong lịch sử, quận Ba Đình nằm ở phía tây Kinh thành Thăng Long. Trên địa bàn có nhiều công trình, di tích lịch sử, văn hoá được bảo tồn, gìn giữ, trong đó, nhiều nơi có các thiết chế văn hoá làng, xã như cổng làng, cây đa, giếng nước, ngôi đình...

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi

Giếng làng sau khi cải tạo thành sân chơi của quận Ba Đình. Ảnh: Duy Phạm.

Lãnh đạo quận Ba Đình cho biết, việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá, không gian công cộng đóng vai trò quan trọng trong nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân, đồng thời góp phần rất lớn vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

"Giếng làng ở Tổ dân phố 3C phường Liễu Giai (ngõ 67 Văn Cao) vừa được đầu tư, tạo dựng lại từ chút mảnh ghép còn sót lại của giếng làng xưa. Trước đây, giếng làng khá lớn, đủ cho vài chục người dân lấy nước hằng ngày, hiện chỉ còn một khoảng nhỏ - tương đương với giếng nhà", đại diện lãnh đạo UBND quận Ba Đình nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, từ hiện trạng còn sót lại của giếng làng nói trên, quận Ba Đình đã đôn nền lên khoảng 70 - 80cm, tạo hình vòng tròn giống như một chiếc giếng. Phần giữa giếng được lát gạch màu xanh giống màu của nước. Phần miệng giếng còn sót lại được che lại bằng nắp giếng màu nâu. Quanh khu vực giếng được bố trí nhiều đồ dùng tập thể dục, ghế ngồi để phục vụ nhu cầu của người dân.

"Chúng tôi mong muốn qua công trình này giúp thế hệ trẻ có thể hình dung được hình ảnh giếng làng trong quá khứ - khi Hà Nội vẫn còn nhiều nét đặc trưng xóm làng; mong muốn truyền đi thông điệp cùng gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá", đại diện lãnh đạo quận Ba Đình nói.

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi-Hinh-2

Hình ảnh "Giếng làng" qua công tác tu bổ, tôn tạo, phục dựng của quận Ba Đình, nhằm vừa tuyên truyền về giá trị văn hoá cổ xưa, vừa tạo sân chơi cho người dân. Ảnh: Duy Phạm.

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi-Hinh-3

Trong bối cảnh đô thị hoá mạnh mẽ như hiện nay, việc tạo không gian văn hoá trong lòng khu dân cư được thành phố Hà Nội nói chung, quận Ba Đình nói riêng rất quan tâm. Ảnh: Duy Phạm.

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi-Hinh-4

Theo thông tin từ UBND quận Ba Đình, diện tích giếng làng đã bị thu hẹp rất nhiều do quá trình đô thị hoá, hiện chỉ còn miệng giếng nhỏ như giếng nhà. Ảnh: Duy Phạm.

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi-Hinh-5

Quận Ba Đình cải tạo không gian giếng làng, nhằm cải thiện không gian, cảnh quan đô thị, vừa góp phần tuyên truyền, bảo tồn giá trị văn hoá lịch sử. Ảnh: Duy Phạm.

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi-Hinh-6

Khu vực giếng làng sau khi cải tạo trở thành địa điểm, không gian văn hoá cho người dân. Ảnh: Duy Phạm.

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi-Hinh-7

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi-Hinh-8

Địa điểm giếng làng sau cải tạo trở thành địa điểm thu hút sự quan tâm của người dân - cũng là nơi để họ tập thể dục hằng ngày. Ảnh: Duy Phạm.

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi-Hinh-9

'Gieng lang' doc dao giua noi do Ha Noi-Hinh-10

Thông qua công trình, UBND quận Ba Đình mong muốn giới trẻ thấy được những hình ảnh văn hoá làng xã thời xa xưa, góp phần tạo dựng ý thức gìn giữ, bảo vệ các giá trị văn hoá. Ảnh: Duy Phạm.


Theo Trường Phong - Duy Phạm/Tiền phong