Thực hư chữa ung thư bằng cách cho ong bắp cày đốt?

Google News

Nọc độc của một loài ong bắp cày ở Brazil có chứa đựng một số thành phần đặc biệt có thể chữa bệnh ung thư.

Để bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của kẻ thù, loài ong bắp cày Brazil có tên khoa học là Polybia paulista đã trang bị cho mình một thứ vũ khí lợi hại, đó chính là một loại nọc độc được khoa học gọi là MP1 Polybia.
Chất độc này có khả năng tương tác với những li-pít có hại vốn tập trung dày đặc trên bề mặt của các tế bào ung thư, tạo ra hàng loạt khoảng khống trong vài giây ngắn ngủi đủ để mở đường các phân tử quan trọng như axit ribonuclenic và prô-tê-in đang “mắc kẹt” trong tế bào thoát được ra ngoài.
Thuc hu chua ung thu bang cach cho ong bap cay dot?
 
Thuc hu chua ung thu bang cach cho ong bap cay dot?-Hinh-2
 
Paul Beales, tiến sĩ thuộc Đại học Leeds (Brazil) đã nói: “Liệu pháp chữa ung thư thông qua quá trình tấn công vào lớp li-pít của màng tế bào gây ung thư sẽ là một tác dụng hoàn toàn mới lạ.
Điều này có thể sẽ rất hữu ích cho việc điều trị ung thư qua việc phối hợp sử dụng nhiều loại thuốc chữa ung thư cùng một lúc, mỗi loại thuốc sẽ phụ trách tấn công một đến một số bộ phận khác nhau cấu tạo nên các tế bào ung thư”.
MP1 có tác dụng đề kháng với những mầm bệnh tiềm ẩn bằng cách phá hỏng các màng tế bào gây bệnh. Loại pép-tít kháng khuẩn có trong MP1 cũng cho thấy khả năng bảo vệ cơ thể thông qua việc chúng có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào gây ung thư tuyến tiền liệt và bàng quang.
Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, điều duy nhất vẫn còn làm đau đầu các nhà khoa học là họ không rõ cách thức mà MP1 chọn lọc tiêu diệt các tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến các tế bào bình thường khác trong cơ thể.
Tiến sĩ Beales đã cùng giáo sư Jo o Ruggiero Neto đến từ Đại học Sao Paulo (Brazil) phỏng đoán rằng lý do có thể xuất phát từ những đặc tính chỉ duy nhất có ở tế bào ung thư.
Theo đó, ở tế bào khỏe mạnh, các chất phốt-pho-li-pít có tên phosphatidylserine (PS) và phosphatidylethanolamine (PE) nằm ở màng trong của tế bào. Nhưng với tế bào ung thư, PS và PE lại phân bố ở màng ngoài của tế bào.
Sự xuất hiện của PS đã thu hút MP1 tác động vào màng tế bào mạnh gấp 7 đến 8 lần so với bình thường. Còn sự có mặt của PE đã giúp khả năng tấn công của MP1 vào tế bào ung thư tăng lên đáng kể, các khoảng trống được tạo ra cũng có kích thước lớn gấp 20 đến 30 lần so với bình thường.
Họ cũng đang dự định sẽ can thiệp cải tiến dãy a-xít a-min của MP1 để thay đổi cấu trúc của pép–tít, cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như khả năng chọn lọc của chúng.
Theo Tấm Gương