Căng thẳng cuộc chiến vương quyền tỷ đô tại Macau

Google News

Với 4 vợ và 17 người con, tỷ phú Stanley Ho đang rất đau đầu giải quyết cuộc nội chiến quyền lực do những người thân gây ra.

Theo một thống kê năm 2016, Người Do Thái Mỹ là nhóm dân tộc mạnh nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất nước Mỹ. Tổng dân số người Do Thái rất ít ỏi chỉ có 2% tổng dân số Hoa Kỳ. Nhưng 40% tỷ phú ở nước này là người Do Thái.
CafeBiz xin trân trọng giới thiệu series bài viết về "Những vĩ nhân Do Thái nổi bật". Họ là những người phần lớn đi lên từ bàn tay trắng trở thành những người nổi tiếng trên thế giới.
Theo hãng tin Bloomberg, nói đến sòng bạc Macau thì phải nói đến đế chế kinh doanh của gia tộc Stanley Ho (Hà Hồng Sâm).
Đế chế SJM Holdings của Stanley gần như thống trị hoàn toàn kinh tế Macau trong suốt nhiều thập niên và gia tộc Ho có ảnh hưởng rất lớn tại đây. Bản thân Stanley cũng thuộc top những người giàu nhất ở Hong Kong với khối tài sản gần 3 tỷ USD.
Ông trùm sòng bạc này nay đã 97 tuổi, có 17 người con với 4 người vợ và như một hệ quả tất yếu, cuộc chiến quyền lực của gia tộc họ Ho luôn căng thẳng sau nhiều thập niên. Những người thừa kế của gia tộc này đấu đá lẫn nhau nhằm chiếm quyền kiểm soát cả đế chế cờ bạc tại Macau, không khác gì những bộ phim truyền hình dài tập.
Trong số 17 người con của Stanley Ho, người lớn nhất đã 70 tuổi và người nhỏ nhất mới 18 tuổi. 1 người con của vị tỷ phú này không may qua đời vào năm 2004.
Cang thang cuoc chien vuong quyen ty do tai Macau
Gia đình tỷ phú Stanley Ho. 
Mới đây, người con cả của Stanley Ho cùng người vợ thứ 2 Lam Quỳnh Anh là bà Pansy Ho đã liên minh với gia tộc Fok của Hong Kong để nắm quyền kiểm soát đế chế sòng bạc SJM Holdings mà Stanley đã xây dựng, qua đó thu hút trở lại sự chú ý của giới truyền thông.
Xin được nhắc lại rằng SJM hiện vẫn kiểm soát phần lớn casino tại Macau, nơi hàng năm thu đến 38 tỷ USD từ ngành đánh bạc. Đó là chưa kể đến những mối quan hệ cùng các khoản đầu tư liên quan khác như bất động sản, tài chính, du lịch, khách sạn...
Thâm cung bí sử
Với quá đông người trong gia tộc, việc tranh chấp tài sản trở thành chuyện đương nhiên sau khi sức khỏe nhà sáng lập Stanley Ho đi xuống.
Nhắc đến Stanley Ho thì không thể không nói đến người em gái Hà Uyển Kỳ đã mất vào năm 2018. Cả 2 anh em đã cùng xây dựng nên cơ ngơi ngày nay của gia tộc họ Ho nhưng vào năm 2001 vì vấn đề phân chia cổ phần, bà Hà Uyển Kỳ bất ngờ bị "đá" ra khỏi hội đồng quản trị tập đoàn Macau Entertainment. Cũng vì lẽ đó mà song phương trở mặt, tranh chấp trong nhiều năm vẫn không thể ngã ngũ.
Bên cạnh đó, việc bà Hà Uyển Kỳ loạn luân với người em họ Hà Hồng Chương sinh ra 2 người con đã trở thành điểm yếu để Stanley uy hiếp cũng như gạch tên bà hoàn toàn khỏi hội đồng quản trị Macau Travel & Entertainment vào năm 2005 sau nhiều năm kiện cáo.
Vào năm 2011, gia tộc họ Ho lại gây chú ý khi toàn bộ số cổ phiếu của Stanley đã bị chuyển cho người vợ 3 Trần Uyển Trân cùng 5 người con của vợ 2, bà Lam Quỳnh Anh. Ngay lập tức chúng đã làm dấy lên cuộc tranh cãi cũng như chỉ trích của các thành viên gia tộc.
Nhiều người tố cáo một số thành viên đã lợi dụng sự thiếu minh mẫn của Stanley để chuyển số cổ phiếu bất hợp pháp. Mọi chuyện chỉ lắng xuống khi đích thân Stanley xuất hiện trên truyền hình tuyên bố mình đồng ý chuyển cố cổ phiếu này.
Nói đến cuộc chiến thâm cung của gia tộc họ Ho thì phải nói đến 4 người vợ của Stanley. Người vợ đầu là bà Lê Uyển Hoa, con gái của 1 luật sư nổi tiếng chính là yếu tố giúp chàng trai Stanley mở được công ty xây dựng thập niên 40 mà không bị quá nhiều rắc rối.
Tuy nhiên người vợ này bị liệt sau 1 tai nạn trong khi người con trai mà bà hạ sinh qua đời, thế là Stanley dù vẫn giữ hôn thú cũng như yêu thương bà nhưng lại cưới tiếp người vợ 2, bà Lam Quỳnh Anh để sinh con nối dõi.
Với việc là con của 1 sĩ quan quân đội, bà Lam Quỳnh Anh có tiếng nói khá lớn trong gia tộc họ Ho. Không dừng lại ở đó, Stanley còn lấy vợ 3 là bà Trần Uyển Trân, vốn là y tá chăm sóc vợ cả dưới sự đồng ý của bà Lê Uyển Hoa. Do vai vế thấp bé nên người vợ này ít khi lộ diện trước công chúng.
Tiếp đó, Stanley lấy Angela Leong làm vợ 4 sau cuộc mai mối của người em trai. Tuy nhiên thay vì nhận khoản trợ cấp 12.000 USD/tháng, người vợ này lại chủ động tham gia kinh doanh cùng chồng và tạo nên vị thế cực lớn trong gia tộc họ Ho.
Cang thang cuoc chien vuong quyen ty do tai Macau-Hinh-2
Tỷ phú Stanley Ho cùng người vợ 4 Angela Leong. 
Kể từ đây, những người con và các bà vợ khác của Stanley đã vô cùng bất an khi Angela Leong tiếp quản quá nhiều tài sản của ông trùm. Cũng vào năm 2011, sau vụ lùm xùm chuyển đổi cổ phần, gia tộc họ Ho tuyên bố đồng ý để bà Angela Leong làm giám đốc điều hành đế chế sòng bạc SJM của gia tộc trong vòng 6 năm.
Trớ trêu thay, hàng loạt các vụ kiện tụng, sự mất đoàn kết trong gia tộc cũng như việc các thành viên mở casino đầu tư riêng khiến Angela Leong gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, khiến công việc kinh doanh của SJM đi xuống.
Câu chuyện như phim điện ảnh
Hãng tin Bloomberg đánh giá câu chuyện lập nghiệp của Stanley Ho như một bộ phim điện ảnh vậy.
Stanley Ho Hung Sun (Hà Hồng Sâm) sinh ngày 25/11/1921 trong một gia đình danh giá và quyền lực tại Hong Kong.
Ông nội của Stanley là Charles Henry Maurice Bosnan (Hà Sĩ Văn), vốn là một thương nhân Hà Lan gốc Do Thái đến lấy vợ ở Macau để kinh doanh và như một hệ quả tất yếu, bản thân Stanley có dòng máu buôn bán lập nghiệp từ bé.
Cha của Stanley là ông Hà Thế Quang vốn là thành viên hội đồng quản trị tập đoàn Tung Wah Group. Mẹ của Stanley là bà Ký Hưng Vân, vốn là con gái của nhà sáng lập tập đoàn Tung Wah, có dòng dõi từ bên Anh quốc. Nói cách khác, gia thế của Stanley thuộc hàng trâm anh thế phiệt.
Tuy nhiên năm 13 tuổi, cha của Stanley mất hết tiền bạc do thị trường chứng khoán sụp đổ. Hệ quả là 2 người anh của Stanley tự sát còn cha ông bỏ nhà đi biệt xứ.
Không chịu khuất phục, Stanley quyết tâm lập nghiệp để lấy lại danh dự và địa vị xã hội cho gia đình. Ông vừa kiếm tiền nuôi mẹ vừa học, thậm chí còn được trao học bổng đại học Hong Kong.
Trớ trêu thay, Thế chiến II nổ ra làm gián đoạn việc học và Stanley phải đi bán giấy cho 1 công ty của Nhật ở Macau. Do biết 4 thứ tiếng cùng tài năng quản lý hơn người mà Stanley nhanh chóng được cất nhắc.
Năm 1943, Stanley lập công ty xây dựng từ số vốn khi bán giấy cũng như buôn lậu hàng qua biên giới Trung Quốc. Thời kỳ này Hong Kong phát triển cơ sở hạ tầng rất mạnh nên Stanley kiếm được bộn tiền, nhưng bản thân ông nhận ra sự giới hạn của thị trường và hướng đến ngành sòng bạc Macau.
Năm 1962, ông xây dựng sòng bạc đầu tiên tại Macau và giàu có nhanh chóng nhờ hàng thập niên độc quyền trong ngành này. Chính Stanley cùng một số doanh nhân đã giành được giấy phép đầu tiên mở sòng bạc ở Macao, nơi không quá xa so với Hong Kong, một trung tâm kinh tế vào thời đó.
Một trong số những đối tác của Stanley là Henry Fok, chủ gia tộc Fok mà ngày nay đang tham gia cuộc chiến giành quyền kiểm soát đế chế SJM ngày nay.
Quay trở lại lịch sử, Macau khi đó vẫn còn là thuộc địa của Bồ Đào Nha với một nền kinh tế yếu kém, tràn ngập băng nhóm tội phạm cũng như gái mại dâm.
Tuy vậy khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa và tăng trưởng nóng, đặc biệt là Hong Kong, ngày càng nhiều người Trung Quốc đổ sang Macau đánh bạc. Cùng với đó là những doanh nhân, quan chức từ Trung Quốc đại lục đổ sang để sát phạt cũng như hối lộ.
Như một hệ quả tất yếu, Stanley Ho với vai trò là người đi đầu làn sóng xây dựng casino tại Macau đã nhanh chóng phất lên, trở thành một trong những gia tộc kiểm soát nền kinh tế nơi đây.
Đến năm 2002, thị trường sòng bạc Macau mở cửa tự do cho các nhà đầu tư nhưng lúc này SJM của Stanley đã trở thành ông lớn đứng vững trên thị trường.
Tuy nhiên, sự tấn công ồ ạt của các nhà đầu tư đến từ Las Vegas khiến SJM đang gặp khá nhiều khó khăn, nhất là khi hàng loạt những vụ đấu đá, tranh giành quyền lực xảy ra trong nội bộ gia tộc Ho.
Năm 2010, Stanley rời bỏ công việc quản lý SJM do sức khỏe. Ông phải ngồi xe lăn cũng như không thể phát biểu trước đám đông cũng như giới truyền thông nữa. Đến năm 2011, phần lớn tài sản của SJM đã bị tranh giành và chia cắt bởi các con cháu, tạo nên cục diện hỗn loạn.
Theo Bloomberg, tính đến thời điểm năm 2019, SJM chỉ còn kiểm soát 14% thị phần đánh bạc tại Macau và liên minh mới đây của Pansy Ho đặt mục tiêu nâng con số lên 18% nhằm khôi phục lại sức mạnh gia tộc sau nhiều năm đấu đá.
Tuy nhiên tuyên bố của Pansy Ho cùng các em của bà khiến nhiều người lo lắng về khả năng hợp tác khi mỗi thành viên trong gia tộc này đều có tài sản lớn cũng như khát khao quyền lực. Đặc biệt là người vợ thứ 4 của Stanley Ho, bà Angela Leong, từng là giáo viên khiêu vũ và hiện là tỷ phú bất động sản.
Bà Angela cũng là đồng chủ tịch của SJM cũng như có vai trò đặc biệt trong chính quyền Macau. Hiện vai trò của bà vẫn là ẩn số bởi xét về vai vế, bà Angela mới là người có xứng đáng nắm quyền điều hành đế chế của chồng mình để lại so với các con cháu.
Theo Nhịp sống kinh tế