Doanh nghiệp muốn thoát cảnh nợ nần, lưu ý 4 điều sau

Google News

Nói đi cũng phải nói lại, không có bất cứ một chỉ dẫn cụ thể nào có thể giúp doanh nghiệp chắc chắn thoát khỏi cảnh nợ nần.

Nói đi cũng phải nói lại, không có bất cứ một chỉ dẫn cụ thể nào có thể giúp doanh nghiệp chắc chắn thoát khỏi cảnh nợ nần, nhưng dưới đây là 4 lưu ý quan trọng được các nhà kinh doanh từng trải cho rằng là sẽ hiệu quả đối với doanh nghiệp trong trường hợp công ty rơi vào cảnh nợ nần.
Để tâm đến các quỹ tài trợ
Thông thường khi công ty ở vào tình thế nợ nần, nhiều nhà quản trị nhanh chóng giải quyết các vấn đề tài chính bằng cách tới ngân hàng để nhận khoản vay dù với lãi suất cao, tuy nhiên có một số quỹ tài trợ khác có thể giúp đỡ doanh nghiệp của bạn ngoài các khoản vay đó. Hình thức crowdfunding – góp vốn cộng đồng cũng là một giải pháp được nhiều người sử dụng và đã thành công khi đưa doanh nghiệp vượt qua khó khă, ngoài ra các quỹ thuộc vườn ươm khởi nghiệp cũng rất đáng để bạn xem xét, trước khi tới ngân hàng để vay một khoản tiền với lãi suất cao hơn những gì bạn dự tính.
Doanh nghiep muon thoat canh no nan, luu y 4 dieu sau
Ảnh minh họa. 
Lập một kế hoạch chi tiết cho khoản nợ công ty đang gánh
Bạn gần như mất đi phần lớn quyền tự quyết định trong trường hợp công ty đang phải chịu cảnh nợ nần, nên điều cần thiết là bạn nên viết ra một chiến lược cụ thể để xử lý gọn ghẽ khoản vay đó theo đúng khuôn khổ luật pháp quy định.
Bản kế hoạch của bạn sẽ bao gồm cách thức cắt giảm các chi tiêu, cùng với đó là phương án tăng mãi lực cho công ty ở giai đoạn trước mắt, tất nhiên là tất cả mục tiêu đó đều phải được định lượng rõ ràng về thời gian và số lượng công việc. Nên có thêm một kế hoạch dự phòng nếu bạn cảm thấy thực sự cần thiết.
Kế hoạch rõ ràng ấy không chỉ giúp vạch ra một lộ trình cụ thể để bạn và công ty tiến bước, mà còn giúp cho những người cho bạn vay cảm thấy bạn thực sự đủ khả năng để trả lại những khoản vay đó.
Nghiên cứu kỹ các kiến thức về vay mượn
Như đã nói, công ty của bạn mất đi phần lớn quyền tự quyết định khi đang bị nợ nần, vậy nên hãy cố gắng để giành lại tối đa sự chủ động bằng các kiến thức vững vàng về các khoản vay. Ngân hàng có đang thực sự mang tới cho bạn các khoản vay hợp lý mà bạn cần? Khoản vay đó sẽ ảnh hưởng ra sao tới các hoạt động tài chính của công ty? Họ có đòi hỏi phải thế chấp các tài sản không, nếu có thì đó là gì?
Trước khi ký bất cứ khoản vay mượn nào, bạn nên có các câu trả lời cụ thể và biết rõ những gì mình chuẩn bị ký sẽ mang lại rủi ro và cơ hội thế nào cho doanh nghiệp.
Tránh các khoản nợ thêm càng xa càng tốt
Khi công ty đã đi qua được giai đoạn nợ nần, tức là bạn đã thoát ra được một giai đoạn khó khăn và không ở nhóm các công ty phải phá sản. Lúc này dĩ nhiên điều không mong muốn nhất là công ty lại một lần nữa rơi vào cảnh nợ nần tương tự. Hãy cải thiện các kiến thức khác nhau về quản lý tài chính và tránh xa các khoản nợ thêm.
Các khoản nợ là lý do mà nhiều công ty bị phá sản. Cách tốt nhất là nhà quản trị bổ sung liên tục các kiến thức về quản trị tài chính, cùng với lập nên một kế hoạch và theo dõi tình hình tài chính kể từ lúc công ty bắt đầu đi vào hoạt động nếu muốn công ty không phải rơi vào nhóm 30.000 doanh nghiệp sớm thất bại vì quản lý tài chính không tốt.
Mời quý độc giả xem video Top tỷ phú giàu nhất 2015 (nguồn Youtube):
Theo Phununews