Lá tre xuất ngoại thành hàng đắt đỏ, mang về 2 triệu USD/năm

Google News

Những năm gần đây, lá tre đang trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại thu nhập khả quan cho người dân.

Lá tre - loại lá bỏ đi không ai lấy sang nước ngoài thành hàng đắt đỏ
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu các loại lá trong tháng 10/2023 đạt 544 nghìn USD, ghi nhận mức tăng 0,8% so với tháng 10/2022. Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu các loại lá đạt 5,7 triệu USD, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, xuất khẩu lá tre đạt kim ngạch cao nhất. Cụ thể, Việt Nam thu về 1,31 triệu trong 10 tháng đầu năm 2023, giảm 22,1% so với 10T/2022. Lá tre chiếm tỷ trọng 22,9% trong các loại lá xuất khẩu, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022. Trong năm 2022, đây cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất với 2 triệu USD.
La tre xuat ngoai thanh hang dat do, mang ve 2 trieu USD/nam
Ở Việt Nam, lá tre thường bị bỏ đi. Một số người dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu cho mùi thơm như lá sả, lá hương nhu, lá khuynh diệp làm thuốc xông hơi trị cảm mạo. Tuy nhiên, những năm gần đây, lá tre đang trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại thu nhập khả quan cho người dân.
La tre xuat ngoai thanh hang dat do, mang ve 2 trieu USD/nam-Hinh-2
Là tre được lấy từ cây tre Bát Độ với chiều dài 45cm, chiều ngang 10cm.
Loại lá tre được thu mua để xuất khẩu là tre bát độ hay còn gọi là tre bương. Tre bát độ rất khác với lá tre thường, chúng có kích cỡ to hơn hẳn. Tre bát độ là loại cây mọc hoang, xuất hiện rất nhiều ở vùng cao và cả đồng bằng.
La tre xuat ngoai thanh hang dat do, mang ve 2 trieu USD/nam-Hinh-3
Bên cạnh lá tre, lá nguyệt quế cũng là mặt hàng Việt Nam được nhiều quốc gia săn đón.
Nước ta có rất nhiều loại lá có thể xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần giải quyết bài toán luân canh của bà con nông dân. Hiện tại chủ yếu bà con trồng xen chứ chưa có vùng tập trung, vì vậy doanh nghiệp muốn phát triển, đẩy mạnh thu mua còn gặp khó.
Hiện nay, thị trường tiềm năng nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, họ thu mua nhiều và thu mua với giá cao. Vận chuyển bằng đường biển nên khá thuận lợi, thị trường châu Âu có thu mua nhưng vì đi đường máy bay, phải đảm bảo nhiều tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm nên sản lượng xuất khẩu không được nhiều.
La tre xuat ngoai thanh hang dat do, mang ve 2 trieu USD/nam-Hinh-4
Lá tre được trồng nhiều ở các làng quê Việt Nam.
Hiện ở Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Sóc Sơn (Hà Nội) có rất nhiều người dân trồng tre bát độ để xuất khẩu. Lá tre sẽ được người dân thu hái sau đó bán cho các cơ sở thu mua. Trung bình lá tre tươi được thu mua với giá 7.000 đồng/kg, thời gian thu hái lá tre vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11.
Lá tre được thu mua cần phải đảm bảo chất lượng, lá phải to, chiều ngang khoảng 8,5cm trở lên, chiều dài từ 40cm trở lên, không bị rách, có màu xanh đều chứ không bị úa vàng. Loại lá càng to dài và có màu càng đẹp thì giá bán càng cao. Chúng được làm sạch bằng phương pháp tự nhiên, không dùng hóa chất.
Sau đó lá tre sẽ được chuyển cho thương lái và xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản để làm vật liệu gói bánh, gói thực phẩm, trang trí thức ăn. Lá tre của Việt Nam được người tiêu dùng ở nhiều nước ưa chuộng vì có mùi thơm đặc trưng, để được lâu.
La tre xuat ngoai thanh hang dat do, mang ve 2 trieu USD/nam-Hinh-5
Giá lá tre tươi xuất khẩu vào khoảng 10.000 đồng/kg còn lá tre khô có giá 40.000 đồng/kg, cạnh tranh nhất so với các quốc gia xuất khẩu khác như Ấn Độ. Trên một số trang thương mại điện tử nước ngoài như Alibaba, có thời điểm lá tre của Việt Nam được bán sỉ với số lượng từ 100kg có giá 3-5 USD/kg, khoảng 73.000 - 122.000 đồng/kg, tùy số lượng đặt mua, còn giá bán lẻ từ 7-10 USD/kg, tức là lên tới hơn 170 - 240.000 đồng/kg.
Tre là một trong những loại cây phát triển nhanh nhất trong tự nhiên, có thể phát triển thành rừng sau chỉ 4 đến 6 năm, sau khi trồng có thể sử dụng bền vững.
Tre cũng là loại cây chủ lực mang về kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Nước ta có diện tích tre lên đến 1.592.205 ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, trong đó có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha.
Tài nguyên tre Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với hàng trăm loài, trong đó một số loài kinh tế cao như: luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai… 
Công dụng của lá tre
“Tre xanh, xanh tự bao giờ” là câu thơ quen thuộc với bất kỳ người dân Việt Nam nào nhưng liệu có bao nhiêu người biết về công dụng chữa bệnh từ lá tre?
Theo các bài thuốc dân gian xưa và cả trong các sách Đông y lâu đời, bộ phận được dùng làm vị thuốc quý chính là lá tre với tên gọi chuyên môn là trúc diệp. Đặc biệt, vai trò chữa bệnh của tre đã được ghi lại rất sớm trong sách “Danh y biệt lục” có niên đại cách đây 1500 năm.
Trong lá tre chứa chlorophyll, cholin… có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lạnh; vào kinh tâm và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giải độc, hay được dùng trong các trường hợp mụn nhọt viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong dịch sốt huyết. Sau đây là một số bài thuốc từ lá tre.
La tre xuat ngoai thanh hang dat do, mang ve 2 trieu USD/nam-Hinh-6
Lá tre có tên gọi là trúc diệp đã được ghi lại rất sớm trong sách “Danh y biệt lục” có niên đại cách đây 1500 năm
Chữa cảm sốt: Lá tre 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm sốt, miệng khô khát.
Lá tre 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm cúm, sốt cao.
Chữa co giật trẻ em: Lá tre 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tằm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống.
Chữa sởi thời kỳ đang mọc: Lá tre 20g, sài đất 16g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống.
La tre xuat ngoai thanh hang dat do, mang ve 2 trieu USD/nam-Hinh-7
Lá tre có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giải độc.
Chữa thủy đậu: Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 3g, chi tử 3g, cam thảo 3g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu: Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hòa với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.
Chữa nấc: Dùng lá tre, tinh tre, gạo tẻ (rang vàng) mỗi thứ 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa viêm bàng quang cấp tính: Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa miệng lưỡi lở loét: Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày.
La tre xuat ngoai thanh hang dat do, mang ve 2 trieu USD/nam-Hinh-8
Lá tre hay được dùng trong các trường hợp mụn nhọt viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong dịch sốt huyết.
Chữa đái ra máu: Lá tre, mạch môn, mã đề, rễ cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô mỗi thứ 20g; nước 700ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa viêm màng phổi có tràn dịch: Lá tre 20g, thạch cao 20g, vỏ rễ dâu, hạt rau đay, hạt bìm bìm, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, bông mã đề mỗi thứ 12g. Dùng 600ml nước, sắc còn 200ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việc điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.
Dự phòng viêm não B: Dùng lá tre, vỏ bí đao, lá sen, rễ cỏ tranh mỗi thứ 9 g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Để dự phòng viêm não, mỗi tuần cần uống 1-2 ngày.
Chữa ho khan: Dùng lá tre, rau má, vỏ rễ dâu mỗi thứ 12 g, quả dành dành (sao vàng) 8 g, lá chanh 8 g, cam thảo 6 g; nước 700-800 ml, sắc còn 250-300 ml, chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng.
Theo N.A/Dân Việt