Hai vũ khí bí mật của ta khiến Pháp bất ngờ ở Điện Biên Phủ

Google News

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sự xuất hiện của pháo phòng không 37mm và pháo lựu 105mm đã khiến chỉ huy Pháp bất ngờ. Đây cũng là hai loại vũ khí quan trọng, giúp quân ta giành chiến thắng.

Hai vu khi bi mat cua ta khien Phap bat ngo o Dien Bien Phu
 

Pháo lựu 105 lần đầu xuất quân quy mô cấp trung đoàn

Trận Điện Biên Phủ năm 1954 là trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta với thực dân Pháp xâm lược. Đây cũng là trận đương đầu, đọ sức, đấu trí quyết liệt của lực lượng pháo binh hai bên.

Trong chiến dịch này, chúng ta đã huy động 100% lựu pháo, hơn 70% sơn pháo 75mm và 80% cối 120 của toàn quân. Trong từng trận đánh cụ thể, chúng ta đã tập trung ưu thế pháo binh gấp từ 2-4 lần pháo binh địch.

Vì vậy, người Pháp được coi là bậc thầy pháo binh, cũng đã phải khuất phục trước lực lượng pháo binh “chân đồng, vai sắt” non trẻ của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều đặc biệt là trong trận Điện Biên Phủ, chúng ta lần đầu sử dụng lựu pháo 105 mm tới cấp trung đoàn. Đây được coi là loại “pháo hạng nặng” của Quân đội ta khi đó.

Hai vu khi bi mat cua ta khien Phap bat ngo o Dien Bien Phu-Hinh-2
 Quân ta kéo pháo vào trận địa tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.

Trung đoàn pháo binh 45 cũng là đơn vị pháo xe kéo đầu tiên của Quân đội ta, được trang bị pháo lựu 105 mm do Trung Quốc viện trợ và một số khẩu là chiến lợi phẩm của ta thu được của quân Pháp.

Việc chúng ta đưa được những khẩu pháo 105 mm có trọng lượng trên 2,2 tấn qua những đèo dốc rất cao của khu vực Tây Bắc vào Điện Biên Phủ, đây thực sự là một “kỳ tích” và “bất ngờ” cho quân Pháp.

Để làm được điều này, chúng ta phải huy động hàng vạn cán bộ, chiến sĩ phá đá mở đường, kéo pháo bằng tay vào trận địa.

Việc giữ bí mật đối với việc đưa pháo lớn vào tham gia chiến dịch được chúng ta giữ bí mật tuyệt đối, khiến chỉ huy Pháp càng vì thế mà kiêu ngạo và chủ quan.

Hai vu khi bi mat cua ta khien Phap bat ngo o Dien Bien Phu-Hinh-3
Bảo quản pháo ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.

Thậm chí viên chỉ huy pháo binh của Pháp ở Điện Biên Phủ là Trung tá Saclo Pirot đã ngạo mạn tuyên bố, sẽ làm cho pháo binh Việt Minh "câm họng".

Thực tế những gì diễn ra trên chiến trường đã trở thành nỗi kinh hoàng với người Pháp. Trong trận mở màn chiến dịch, tấn công vào cụm cứ điểm Him Lam vào rạng sáng ngày 13/3/1954, 240 khẩu pháo của ta bắn liên tiếp trong vòng 1 giờ.

Sau 15 phút khai hoả, hoả lực pháo binh của ta đã gần như áp đảo, khiến Saclo Pirot phải tự sát ngay sau trận mở màn với lời trăng trối cuối cùng “Không có cách nào làm im lặng những khẩu pháo của Việt Minh”.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mặc dù pháo xe kéo của chúng ta lần đầu ra quân, nhưng đã phát huy được sức mạnh hỏa lực, vận dụng tốt chiến thuật “lên cao, vào gần, bắn thẳng”; bố trí “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung”, chế áp hiệu quả các trận địa pháo binh, súng cối của quân Pháp, chi viện kịp thời cho các đơn vị công kiên.

Hai vu khi bi mat cua ta khien Phap bat ngo o Dien Bien Phu-Hinh-4
Trung đoàn pháo binh 45 đầu tiên của quân đội ta được trang bị pháo xe kéo tham gia Chiến dịch Điẻn Biên Phủ. Ảnh tư liệu .

Sự xuất hiện của pháo hạng nặng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ khiến Bộ chỉ huy quân Pháp không chỉ ở Điện Biên Phủ mà cả ở nước Pháp, đi từ ngạc nhiên tới sợ hãi, vì các công sự của Pháp không thể chịu được sức công phá của đạn pháo 105 mm.

Lựu pháo 105 mm M101A1 (tên gọi trước đây là M2A1) là một loại pháo do Mỹ phát triển và sản xuất. Đây là khẩu lựu pháo hạng nhẹ tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ hai và đã được sử dụng ở các chiến trường ở châu Âu và Thái Bình Dương.

Lựu pháo M101A1 được Mỹ sản xuất hàng loạt từ năm 1941, nó nhanh chóng nổi tiếng về độ chính xác và uy lực mạnh. Pháo có thể bắn nhiều loại đạn, nhưng chủ yếu là đạn nổ phá. Cự ly bắn tối đa với đạn nổ phá là 11.270 m, phù hợp để hỗ trợ bộ binh.

Do những ưu điểm như dễ vận chuyển, hoả lực mạnh, được sản xuất rộng rãi, có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều loại nhiệm vụ nên lựu pháo M101A1 đã được nhiều nước sử dụng cho tới tận ngày nay.

Hai vu khi bi mat cua ta khien Phap bat ngo o Dien Bien Phu-Hinh-5
Pháo lựu 105 mm M1A1 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Wikipedia.

Pháo phòng không 37 mm lần đầu xuất trận

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên ta tiến hành tác chiến phòng không (TCPK) quy mô cấp trung đoàn, sử dụng lực lượng phòng không lớn hơn hẳn so với các chiến dịch trước đó, với một trung đoàn pháo cao xạ 37mm (2 tiểu đoàn với 24 khẩu).

Giống như pháo lựu 105 mm, quá trình kéo pháo 37 mm vào trận địa cũng gian nan vất vả không kém, nhưng chúng ta đã gây cho địch bất ngờ.

Quá trình chuẩn bị chiến dịch, các tổ trinh sát của Trung đoàn 367 đã leo lên nhiều điểm cao, sử dụng ống nhòm, máy đo xa, thước ngắm... đo đạc tính toán tốc độ mỗi loại máy bay, xác định các phần tử bắn.

Đối với pháo phòng không 37mm, ta sử dụng lực lượng, bố trí đội hình, kịp thời chuyển hóa thế trận theo sự phát triển chiến đấu của bộ binh trong từng đợt của chiến dịch; chỉ huy, phân chia hỏa lực của các tiểu đoàn, giao nhiệm vụ cho từng tiểu đoàn diệt từng tốp máy bay địch.

Hai vu khi bi mat cua ta khien Phap bat ngo o Dien Bien Phu-Hinh-6
 Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Phòng không 383 (Trung đoàn 367) bắt bám mục tiêu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.

Do vậy trong toàn chiến dịch, các đơn vị phòng không ở Điện Biên Phủ đã cùng pháo binh, bộ binh và các lực lượng bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, riêng Trung đoàn 367 bắn rơi 52 máy bay địch.

Nổi bật trong TCPK Chiến dịch Điện Biên Phủ là ta đã giữ được bí mật tuyệt đối và tạo bất ngờ cho địch. Với sự xuất hiện bất ngờ của pháo cao xạ, ta đã làm đảo lộn mọi tính toán chiến dịch của bộ chỉ huy địch, làm cho phi công địch từ chỗ hết sức chủ quan chuyển sang hoang mang lo sợ, buộc phải bay cao, giải quyết nhiều vấn đề mới về chiến thuật, kỹ thuật.

Việc xuất hiện pháo cao xạ 37mm tại lòng chảo Điện Biên Phủ là điều bắt ngờ đối với chúng, bởi không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, những khẩu pháo này còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ, khiến chúng hoang mang, lúng túng.

Hai vu khi bi mat cua ta khien Phap bat ngo o Dien Bien Phu-Hinh-7
Sự xuất hiện của pháo cao xạ 37mm tại thung lũng Điện Biên Phủ khiến quân Pháp bất ngờ. Ảnh tư liệu. 

Pháo phòng không 37 mm được trang bị cho Trung đoàn 367 sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ do Liên Xô viện trợ. Đây là loại pháo phòng không tự động một nòng, 37mm, ký hiệu 61K.

Pháo phòng không 61K dùng chủ yếu để phòng không, nhưng 61-K cũng có thể được dùng như một loại pháo bắn thẳng nhằm chống bộ binh, xe bọc thép chở quân hoặc xe tăng hạng nhẹ.

Tham chiến lần đầu tiên trong Thế chiến thứ hai, 61K phục vụ chủ yếu ở mặt trận Xô-Đức và đã bắn hạ 14.657 máy bay của Không quân Đức quốc xã. Sau này, nó bị thay thế bởi pháo phòng không tự động S-60 AZP 57 mm có tầm bắn xa cũng như có độ chính xác cao hơn.

Hai vu khi bi mat cua ta khien Phap bat ngo o Dien Bien Phu-Hinh-8
 Pháo phòng không 61-K 37mm của Trung đoàn phòng không 367, từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Quân đội. Ảnh tư liệu.

Pháo phòng không 61-K có thể tạo một màn hỏa lực dày đặc từ 0m đến độ cao 6.000 mét. Bấy giờ, gần như tất cả máy bay của phát xít Đức đều nằm trong tầm bắn của 61-K. Nó phối hợp cùng các loại pháo 57 mm, 85 mm, súng máy DShK 12,7 mm lập bức tường phòng không đa tầm hiệu quả.

Trọng lượng của 61-K là 2,100 kg; tầm bắn hiệu quả trên không là 3,000 m; xạ giới tầm từ -5 đến 85 độ; xạ giới hướng là 360 độ. Pháo sử dụng đạn nổ phá phân mảnh, lắp ngòi hẹn giờ bằng thuốc đen.

Tiến Minh (Tổng hợp)