Phillippines trình bản đồ 300 năm chứng minh chủ quyền Scarborough

Google News

(Kiến Thức) - Philippines sẽ trình Tòa án trọng tài quốc tế tấm bản đồ 300 năm để chứng minh chủ quyền của họ đối với bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Trung Quốc.

Bài viết đăng tải trên tờ Inter Akysyon hôm 7/6 nêu rõ, tấm bản đồ cổ 300 năm tuổi trên sẽ là minh chứng chứng minh chủ quyền của Manila đối với bãi cạn Scarborough. Ngoài ra, bản đồ cổ này thậm chí còn bác bỏ yêu sách bành trường lãnh thổ vô căn cứ, ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Phillippines trinh ban do 300 nam chung minh chung quyen bai can Scarborough
Tấm bản đồ từ năm 1734 mà Philippines sắp trình lê Tòa án trọng tài quốc tế vào tuần tới để chứng minh chủ quyền với bãi cạn Scarborough.
Vào năm 1734, mục sư dòng Jesuit tên Pedro Murillo Velarde đã chính thức cho xuất bản tấm đồ này ở Manila. Mãi cho tới năm 2012, nhà quý tộc người Anh, Công tước xứ Northumberland, Ralph George Algernon Percy quyết định đem số tài sản của mình (trong đó có tấm bản đồ này) đem đấu giá.
Lúc này, doanh nhân người Philippines, ông Mel Velarde cũng tham gia phiên đấu giá do nhà cái Sotheby’s (ở London) chủ trì và mua tấm bản đồ có từ hồi thế kỷ 18 này với giá 170.000 bảng Anh (hơn 5,5 tỷ đồng). Nhân dịp mừng Quốc khánh Philippines hôm 12/6, vị thương gia trên sẽ đích thân đem tặng bản đồ cổ cho Tổng thống Aquino.
Tấm bản đồ kích thước 1,12X1,2 mét này đề tên hai người Philippines chịu trách nhiệm trực tiếp làm ra nó, bao gồm Francisco Suarez (người vẽ bản đồ) và Nicolas de la Cruz Bagay (người khắc bản đồ).
Trao đổi với phóng viên tờ Philippine Daily Inquirer, lịch sử gia Ambeth Ocampo nói rằng: “Tấm bản đồ của mục sư Murillo Velarde này là vô cùng hiếm. Trên toàn thế giới, có không quá 50 bản copy còn tồn tại’.
Philippines và Trung Quốc đang tranh chấp với nhau về vấn đề bãi cạn Scarborough vốn hiện bị Bắc Kinh giữ quyền kiểm soát hồi năm 2012. Philippines tuyên bố bãi cạn Scarborough (hay Panatag theo cách gọi của người Philippines) nằm ngoài khơi Luzon (sau này là Nueva Castilla) là thuộc chủ quyền của họ.
Thanh Nga (theo Inter Akysyon )