Bất ngờ với số người thương vong sau khi xử phạt nặng uống rượu, bia lái xe

Google News

(Kiến Thức) - Sau khi Nghị định 100/2019, có hiệu lực, số người tử vong và bị thương vì tai nạn giao thông trên cả nước giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước đó.

Theo thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tháng 1/2020 (từ ngày 15/12/2019 đến 14/1/2020), toàn quốc xảy ra 1.300 vụ tai nạn giao thông, làm chết 591 người và làm bị thương 968 người.
Bat ngo voi so nguoi thuong vong sau khi xu phat nang uong ruou, bia lai xe
 
So với tháng cùng kỳ năm 2019, tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí, trong đó giảm 227 vụ (14,87%), số người chết giảm 138 người (18,93%) và số người bị thương giảm 169 người (14,86%).
Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 686 vụ, làm chết 577 người và bị thương 353 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 121 vụ (14,99%), giảm 138 người chết (19,3%) và giảm 65 người bị thương (15,55%). Còn va chạm giao thông mức độ nhẹ xảy ra 598 vụ, làm bị thương 609 người.
Trên tuyến đường sắt xảy ra 10 vụ, làm chết 9 người, bị thương 4 người, giảm 1 vụ (9,09%), tăng 3 người chết (50%), số người bị thương không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
Tuyến đường thủy xảy ra 6 vụ, làm chết 5 người, bị thương 2 người, giảm 1 vụ (14,29%), giảm 2 người chết (28,57%), tăng 2 người bị thương so với cùng kỳ năm trước. Tuyến hàng hải không xảy ra tai nạn giao thông.
Cục CSGT cho biết tính riêng 15 ngày đầu năm, sau 2 tuần triển khai Nghị định 100/2019, số vụ tai nạn giao thông đã giảm so với 2 tuần liền kề trước đó, các chỉ số liên quan đều thấp hơn.
Cụ thể, cả nước xảy ra 322 vụ va chạm làm chết 249 người, bị thương 158 người, đặc biệt không có tai nạn nghiêm trọng liên quan đến rượu bia.
Về xử phạt vi phạm, CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý trên 54.000 trường hợp, phạt tiền gần 50 tỷ đồng.
>>> Xem thêm video: Xử phạt nồng độ cồn: Khó để "một phát ăn ngay".
(Nguồn: VTC1)
Kết quả công tác xử lý vi phạm (từ ngày 01/01 đến 20/01/2020): Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 11.064 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 40 tỷ 564,3 triệu đồng.
Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao như: Tây Ninh 769 trường hợp, TP Hồ Chí Minh 583 trường hợp, Thanh Hóa 538 trường hợp, Đắk Lắk 512 trường hợp, Đồng Nai 441 trường hợp, Phú Thọ 375 trường hợp, Kiên Giang 359 trường hợp, Hà Nội 349 trường hợp, Gia Lai 325 trường hợp, Bình Phước 304 trường hợp, Long An 293 trường hợp...
Trong đó, một số địa phương đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở như TP Hồ Chí Minh 239 trường hợp, Trà Vinh 169 trường hợp, Kiên Giang 168 trường hợp, Long An 159 trường hợp, Đồng Nai 157 trường hợp…
Một số địa phương xử lý các trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn cao như: Đắk Lắk 16 trường hợp, Trà Vinh 13 trường hợp, TP Hồ Chí Minh 8 trường hợp, Đồng Nai và Long An 7 trường hợp, Ninh Thuận 6 trường hợp…
Có 9 địa phương (Bến Tre, Bình Đinh, Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Thanh Hóa, Vĩnh Long và Vĩnh Phúc) đã có xử phạt người điều khiển xe đạp, xe máy điện vi phạm nồng độ cồn.
Quang Thịnh