Vợ “trùm” buôn bán hổ được nuôi hổ: Đúng quy trình...

Google News

Sở TN&MT tỉnh Nghệ An đã khẳng định hồ sơ đề nghị cấp phép của vợ "trùm" nuôi hổ đều đảm bảo đúng quy trình.

Sở TN&MT tỉnh giải thích
Trong công văn số 2144 STNMT-BVMT ngày 29/4/2016 báo cáo kết quả xác minh việc cấp phép nuôi hổ cho Công ty TNHH Bách Ngọc Lâm, Sở TN&MT khẳng định: Hồ sơ đề nghị cấp phép của công ty này, cũng như việc tham mưu, cấp phép của UBND đều đảm bảo đúng quy trình và thời hạn quy định theo Luật Đa dạng sinh học và Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Cụ thể sau khi nhận được đơn đề nghị cấp giấy phép nuôi hổ của Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm, UBND tỉnh Nghệ An giao cho Sở NN&PTNT Nghệ An, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tham mưu, xem xét, ngày 20/1/2016.
Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã tổ chức kiểm tra điều kiện nuôi loài động vật ưu tiên bảo vệ (Hổ) của công ty.
Kết quả kiểm tra thực tế, theo văn bản ngày 27/1, chuồng hổ được xây dựng phù hợp với đặc tính loài hổ, đảm bảo các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật, có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
Trên cơ sở đó, ngày 28/1, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An đã cấp giấy phép nuôi trồng các loài thuộc danh mục ưu tiên bảo vệ cho vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn.
Cùng với đó, ngày 29/1, UBND tỉnh đã cấp Giấy phép về việc đồng ý cho phép vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ (15 cá thể hổ).
Vo “trum” buon ban ho duoc nuoi ho: Dung quy trinh...
Vợ đối tượng buôn bán hổ được cấp phép nuôi hổ. 
Mặt khác, theo Sở TN&MT Nghệ An, phản ánh trong Công văn số 187/EVN ngày 29/3/2016 của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (EVN) gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc xem xét thu hồi Giấy phép đã cấp cho trang trại nuôi nhốt hổ của Phạm Văn Tuấn, thường trú tại xóm 3, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là không đúng.
Bởi vì, một là, hồ sơ và các văn bản liên quan của vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn thuộc Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm không đứng tên Phạm Văn Tuấn, thường trú tại xóm 3, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Vườn động vật này thuộc chủ sở hữu hợp pháp của công ty TNHH Bạch Ngọc lâm do bà Nguyễn Thị Liên làm giám đốc công ty.
Hai là, quy trình kiểm tra, tham mưu và cấp giấy phép nuôi các loài hổ tại Vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn của Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm là đúng quy định của Luật bảo tồn đa dạng sinh học và Điều 13 của Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
Ba là, từ khi được cấp giấy phép đến nay, Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm luôn chấp hành đúng nội dung quy định trogn Giấy phép và của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a, khoản 6, Điều 13 Nghị định 160 thì việc thu hồi Giấy phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép không thực hiện đúng nội dung quy định trong Giấy phép; cơ sở nuôi, trồng loài không đảm bảo điều kiện nuôi, trồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học.
Quy trình cấp phép nhiều kẽ hở
Trước kết luận gây tranh cãi này, bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc, Phụ trách Chương trình Chính sách và Pháp luật của ENV nhận định: “Việc tham chiếu Điều 13 Nghị định 160/2013/NĐ-CP, vốn là điều luật chỉ áp dụng cho các cơ sở “bảo tồn đa dạng sinh học” để cấp phép “nuôi, trồng loài ưu tiên bảo vệ” trong trường hợp này là sai căn cứ pháp luật.
Cơ sở của Công ty TNHH Bách Ngọc Lâm chưa hề được thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học”.
Bà Hà cho rằng quy trình cấp phép cho Công ty TNHH Bách Ngọc Lâm cũng bộc lộ nhiều kẽ hở.
“Để cơ sở của Công ty TNHH Bách Ngọc Lâm được nuôi hổ, cần phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Thời hạn cấp là 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Chúng ta đương nhiên phải khuyến khích các cơ quan chức năng nhanh chóng xử lý hồ sơ để đảm bảo lợi ích cho người dân.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, từ thời gian nộp hồ sơ cho tới khi cấp phép gây nuôi đối với một loài ĐVHD đặc biệt nguy cấp, cho một cơ sở có mối liên hệ với đối tượng vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ ĐVHD lại chỉ vỏn vẹn 10 ngày.
Mời quý độc giả xem video Tên trộm liều lĩnh (nguồn Youtube):
Theo Đất Việt