|
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất của sự việc này chính là nó đã chỉ ra một sự thật, đó là chương trình, sách giáo khoa và cách dạy của chúng ta có vấn đề, khiến học sinh không học nổi.
Đây không phải lần đầu môn sử bị đối xử như vậy. Đã có rất nhiều cảnh báo khi mà liên tục mấy năm gần đây số lượng điểm 0, điểm dưới trung bình trong kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học môn sử nhiều một cách bất thường. Không thể coi đó là bình thường được.
Cứ thử giở một trang sách giáo khoa ra mà xem, những sự kiện, điạ điểm, ngày tháng, số người tham gia trận đánh, số người chết, bị thương, ý nghĩa... mà tất cả những cái đó phải học thuộc lòng. Điều đó là không khoa học và không tạo hứng thú cho người học. Và quan trọng hơn là nó tạo thành lối tư duy một chiều nhàm chán.
Tôi nhớ khi học về vua Lê Long Đĩnh, chúng tôi được dạy đây là một ông vua dâm dục và tàn bạo đến nỗi mắc bệnh không ngồi được phải nằm khi thiết triều... Chúng tôi cứ thế học thuộc, nhưng sau đọc các sách sử khác thấy có những đánh giá rất khác về ông vua này, ông có nhiều công lao trong việc ổn định triều chính, đánh đông dẹp bắc giữ gìn bờ cõi... và xung quanh cái chết cũng như những tội ác mà người ta gán cho ông còn nhiều nghi vấn...
Còn khi học về Lê Thánh Tông, thời mà nước Việt ta cường thịnh cả về kinh tế, văn hoá... hay như thế, đáng tự hào như thế, tại sao không tổ chức được một buổi thảo luận. Học sinh có thể tự do tìm tư liệu để trình bày những hiểu biết về ông vua này cùng những cải cách của ông... Đây thực sự là một cơ hội để thắp lên trong mỗi học sinh niềm tự hào về cha ông mình. Tại sao không làm được?
Tôi nghĩ sách giáo khoa có thể cứng nhắc, nhưng mỗi giáo viên phải có sáng tạo trong cách dạy. Thay đổi cả một chương trình, cả một cách học, cách thi có thể khó và cần có thời gian, nhưng việc truyền lửa vào mỗi bài học thì giáo viên có thể làm được.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Minh Anh