Những trường hợp nào không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm?

Google News

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh được Quốc hội bầu, phê chuẩn. Tuy nhiên một số chức danh, vị trí không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm theo quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV gửi đến các đại biểu Quốc hội.
Thông báo nêu rõ, Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội, tiến hành theo 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 23/10 - 10/11; còn đợt 2 từ ngày 20/11 - 29/11.
Nhung truong hop nao khong thuoc dien lay phieu tin nhiem?
 
Các đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi báo cáo tổng hợp về Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 13/10/2023 để tổng hợp, báo cáo Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị đại biểu gửi phiếu chất vấn đến Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo dự kiến chương trình, nội dung lấy phiếu tín nhiệm các chức danh được Quốc hội bầu, phê chuẩn được tiến hành từ 16h ngày 24/10, biểu quyết thông qua danh sách sau đó thảo luận ở đoàn.
Đến sáng 25/10, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Chiều cùng ngày, Ban Kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, sau đó Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết.
Theo quy định, những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm. Như vậy, Quốc hội sẽ không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh. Cả 5 vị đều được Quốc hội bầu, phê chuẩn bổ nhiệm trong năm 2023.
Danh sách lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tới có 44 người.
Thiên Tuấn