Những bài thể thao nên và không nên tập khi bị cúm

Google News

Trong bối cảnh dịch cúm đang có xu hướng bùng phát do thời tiết, đặc biệt là dịch Corona, việc giữ sức khỏe thông qua các bài tập thể dục là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc hoạt động nhiều hơn khi bị cúm không phải lúc nào cũng là một ý tưởng hay.  

Khi bị cảm cúm, tập thể dục có thể là một trong những điều hữu ích giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn khi đang chịu nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, việc hoạt động nhiều hơn khi bị cúm không phải lúc nào cũng là một ý tưởng hay. Nhưng trong một số trường hợp, hoạt động nhẹ đến trung bình thực sự có thể giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn.
Trưởng ban sức khoẻ, Y học đài ABC - Tiến sĩ Richard Besser, tác giả của cuốn Tell Me the Truth, Doctor (Bác sĩ, hãy cho tôi biết sự thật) cho biết, nếu có những triệu chứng như hắt hơi, xoang, nghẹt mũi, thì việc đổ mồ hôi thường được coi là an toàn. Dưới đây là những bài thể thao nên và không nên tập khi bị cúm.
Nên: Đi bộ
Chỉ cần đi bộ thường xuyên 20 phút cũng có thể giúp cơ thể cải thiện các triệu chứng cảm lạnh
Bị cảm lạnh có thể làm giảm mức năng lượng của cơ thể khiến chúng ta có thể không cảm thấy khỏe mạnh về thể chất. Thế nhưng, chỉ cần đi bộ thường xuyên 20 phút cũng có thể giúp cơ thể cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên đi bộ có xu hướng bị bệnh ít hơn, nói chung.
Nên: Chạy bộ
Theo Andrea D. Hulse, bác sĩ chuyên khoa gia đình tại Washington chia sẻ: "Các bệnh nhân của tôi đều nói rằng chạy bộ giúp họ cảm thấy tốt hơn khi bị bệnh. Chạy là một loại thuốc thông mũi tự nhiên,có thể giúp làm sạch đầu của bạn và cảm thấy bình thường trở lại."
Nên: Khí công
Nhung bai the thao nen va khong nen tap khi bi cum
Khí công đã được sử dụng trong hàng ngàn năm để giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện lưu lượng máu và tăng năng lượng 
Đây là một dạng tập luyện với chuyển động chậm, tập trung và ý nghĩ. Khí công là sự giao thoa giữa võ thuật và thiền định. Khí công đã được sử dụng trong hàng ngàn năm để giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện lưu lượng máu và tăng năng lượng. Trong y học Trung Quốc, khí công này được xem là phương thức là điều chỉnh và chữa lành cơ thể hoặc lực năng lượng của cơ thể.
Có một số bằng chứng hiện nay cho thấy khí công cũng có khả năng tăng cường miễn dịch. Một nghiên cứu của Đại học Virginia năm 2011 cho thấy, những người tập khí công ít nhất một lần một tuần bị nhiễm trùng hô hấp ít hơn 70% những người không tập.
Không nên: Chạy bền
Theo bác sĩ Andrea D. Hulse, tập thể dục thường xuyên sẽ kích thích hệ thống miễn dịch và giúp chúng ta khỏe mạnh. Nhưng tập thể dục thường xuyên quá nhiều ở cường độ cao có thể có tác dụng ngược lại.
Cô cho biết, dù chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động của sức chịu đựng khi chạy trong khi bị bệnh nhưng sự căng thẳng chung của nó đối với hệ thống miễn dịch đã được ghi nhận rõ ràng. Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên Tạp chí Khoa học Ứng dụng cho thấy, chức năng miễn dịch có thể bị tổn hại sau 24 giờ khi kéo dài, tập thể dục liên tục (1,5 giờ hoặc lâu hơn).
Nên: Yoga
Yoga giúp cơ thể giải phóng Cortisol, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường.
Yoga giúp cơ thể giải phóng Cortisol (Hormon chống stress. Nó làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, có tác động ức chế miễn dịch, chống dị ứng), giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường. Một số nghiên cứu cho thấy các kỹ thuật giảm căng thẳng như tập yoga, tập thở có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Trưởng ban sức khoẻ, Y học đài ABC - Tiến sĩ Richard Besser cho rằng, các động tác tập kéo dài một cách nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau liên quan đến cảm lạnh và nhiễm trùng xoang.
Nếu quá lo lắng về việc tập luyện quá sức với những động tác mạnh mẽ thì chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn những bài tập mang phong cách luyện tập chậm hơn như Hatha, Lyengar Yoga hay tập trung vào các tư thế phục hồi và đừng quên nói "om". Một nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy việc ngân nga là một cách tốt để mở ra các đoạn xoang bị tắc.
Không nên: Tập gym
Ngoài cách tập thể dục khi bị ốm, điều quan trọng là phải xem xét nơi chúng tập thể dục. Tiến sĩ Richard Besser nói cho rằng, nếu việc tập luyện liên quan đến việc đến phòng tập thể dục và tiếp xúc gần với người khác thì chúng ta cần tự hỏi mình rằng có muốn ai bị lây hay không.
"Nếu bạn không muốn người khác dùng chung máy chạy bộ sau khi bạn có triệu chứng hắt hơi, ho hay lau mũi thì nên tập thể dục nhẹ ở nhà bởi vi trùng có thể lây lan dễ dàng trên máy móc, trong phòng thay đồ. Vì vậy tốt nhất bạn nên tránh xa trong khi bạn bị bệnh" - Tiến sĩ Richard Besser nói.
Nên: Khiêu vũ
Nhung bai the thao nen va khong nen tap khi bi cum-Hinh-2
 
Tham gia một lớp học nhảy Zumba hoặc Cardio hay thậm chí chỉ cần hát theo giai điệu yêu thích trong khi dọn dẹp nhà cửa là một kỹ thuật giảm căng thẳng. Trên thực tế, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chỉ nghe nhạc khiêu vũ trong 50 phút đã giúp tăng Cortisol (Hormon chống stress, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, có tác động ức chế miễn dịch, chống dị ứng) và các kháng thể chống lạnh, tăng cường sự chắc chắn cho hệ thống miễn dịch.
Không nên: Nâng tạ
Sức mạnh và hiệu suất có thể sẽ bị giảm đi trong khi bị cúm. Việc tập tạ trong thời điểm này cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương khi cố gắng nâng thiết bị nặng. Thêm vào đó, căng cơ khi nâng tạ cũng có thể gây ra áp lực xoang.
Theo Đăng Huy/báo Tổ Quốc