5 lý do không nên mua laptop màn hình cảm ứng

Google News

 Có thể bạn nghĩ rằng mọi màn hình trong cuộc sống nên hỗ trợ cảm ứng.  Tuy nhiên, laptop truyền thống hỗ trợ màn hình cảm ứng lại là câu chuyện khác.

5 ly do khong nen mua laptop man hinh cam ung


Dưới đây là 5 lý do bạn nên nói không với các laptop màn hình cảm ứng, theo phân tích của trang công nghệ Laptopmag.

Thường đắt hơn

Nhiều dòng laptop hiện nay có lựa chọn màn hình cảm ứng, thường đắt hơn khá nhiều so với lựa chọn màn hình bình thường không có cảm ứng. Chẳng hạn, Lenovo tính giá cao hơn 75 USD (gần 1,7 triệu đồng) cho chiếc ThinkPad T460s hỗ trợ màn hình cảm ứng so với bản không có màn hình cảm ứng, còn hãng Dell tính thêm 350 USD cho phiên bản XPS 13 hỗ trợ cảm ứng nhưng cũng tăng độ phân giải màn hình từ Full-D lên 3200 x 1800 pixel.

Nhưng cả khi phiên bản màn hình cảm ứng không đắt hơn thì cũng còn những lý do khác để không lựa chọn loại màn hình này.

Thời gian pin kém hơn

Bất kể bạn có sử dụng hay không, bộ phận cảm ứng của màn hình sẽ luôn bật và tiêu hao một lượng pin đáng kể, khiến thời gian pin của laptop giảm từ 15-25%. Cụ thể, trang công nghệ Laptopmag cho biết họ đã thử nghiệm hai mẫu ThinkPad T460 cùng cấu hình, phiên bản không hỗ trợ cảm ứng có thời lượng pin ấn tượng tới 17 giờ 4 phút trong khi bản hỗ trợ cảm ứng chỉ được 13 giờ 12 phút, thấp hơn 22%.

Trên mẫu HP EliteBook Folio G1, phiên bản không hỗ trợ cảm ứng trụ được 7 giờ 22 phút trong khi bản hỗ trợ cảm ứng chỉ được có 4 giờ 35 phút, kém hơn tới 35%. Song cũng cần biết phiên bản Folio hỗ trợ cảm ứng có độ nét cao hơn (màn hình 4K) nên tốn pin hơn bản không hỗ trợ cảm ứng với độ phân giải Full-HD. Laptopmag cho biết các laptop được test với hoạt động lướt web liên tục trên mạng Wi-Fi từ khi pin đầy đến khi cạn để tính thời gian.

5 ly do khong nen mua laptop man hinh cam ung-Hinh-2


Máy dày và nặng hơn

Nếu chọn laptop hỗ trợ cảm ứng, bạn cần biết là trọng lượng của chúng sẽ nặng hơn, thường từ 90 gram đến gần 200 gram. Chẳng hạn, chiếc EliteBook Folio G1 không hỗ trợ cảm ứng chỉ nặng có 0,97 kg, trong khi bản hỗ trợ cảm ứng nặng 1,025 kg. Sự khác biệt giữa phiên bản Dell XPS 13 hỗ trợ cảm ứng và không cảm ứng là 90 gram (1,22kg và 1,31 kg).

Bấm phím cảm ứng không hiệu quả

5 ly do khong nen mua laptop man hinh cam ung-Hinh-3


Khi bạn chạm vào màn hình smartphone hay máy tính bảng, bạn thường đưa chúng đến gần với mắt hơn. Tuy nhiên với laptop, bạn phải với tay để bấm vào bàn phím, tương đối bất tiện. Thực tế, bàn di trackpad tốt hiệu quả hơn là bấm trực tiếp trên màn hình cảm ứng. Thậm chí, có chuyên gia cho rằng những người thường xuyên phải vươn tay để chạm vào điểm cảm ứng nào đó giống như bấm phím cảm ứng trên màn hình laptop có thể gây ra vấn đề với vai.

Góc nhìn kém hơn

Nếu bạn mua laptop để làm gương soi thì nên chọn loại hỗ trợ cảm ứng. Hầu hết laptop hỗ trợ màn hình cảm ứng đều làm từ vật liệu bóng, có góc nhìn hạn chế và bị phản chiếu nhiều. Hãy tưởng tượng bạn muốn trình chiếu hoặc xem bộ phim với 2 người bên cạnh laptop, bạn sẽ thấy hình ảnh rất mịn bởi vì bạn nhìn thẳng vào màn hình nhưng hai người bên cạnh với góc nhìn 45 độ sẽ thấy hình ảnh bị bóng và mờ.

Theo Laptopmag, chỉ có một số ít laptop doanh nhân như mẫu Lenovo ThinkPad T460s và T460 hỗ trợ cảm ứng không bị bóng, còn lại hầu hết laptop hỗ trợ màn hình cảm ứng hiện nay đều bị bóng và góc nhìn hẹp, kể cả những sản phẩm được quảng bá có màn hình chống chói.

5 ly do khong nen mua laptop man hinh cam ung-Hinh-4


Tóm lại, khi mua thiết bị 2 trong 1 (laptop lai máy tính bảng), bạn cần màn hình cảm ứng. Tuy nhiên với laptop truyền thống, bạn nên lựa chọn loại không hỗ trợ cảm ứng để có giá rẻ hơn, pin tốt hơn và trọng lượng nhẹ hơn. Các nhà sản xuất đưa thêm lựa chọn laptop có màn hình cảm ứng có lẽ là do họ nghĩ rằng thêm tính năng này sẽ giúp bán được nhiều sản phẩm hơn. Có thể trong tương lai, sự khác biệt về thời gian pin, góc nhìn và trọng lượng giữa phiên bản có và không có màn hình cảm ứng sẽ ít dần đến mức không nhận ra. Tuy nhiên, hiện nay thì giữa chúng vẫn có sự khác biệt lớn.

Theo VnReview