Hỏi: Khi bắt đầu sử dụng xe máy mới nhất là các loại xe đời mới thì chủ
xe có phải chạy rà động cơ (chạy rốt-đa) xe nữa không? - Lê Xuân Trường
(phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM).
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Ô tô & Thiết bị động lực TP.HCM tư vấn: Bất kỳ chi tiết cơ khí nào cũng đòi hỏi phải có trạng thái bề mặt được xác định về ngoại quan, độ nhẵn, độ chính xác hình học. Những yếu tố này liên quan chặt chẽ đến kỹ thuật chạy rà mà mục đích của nó là nhằm làm cho các chi tiết sẽ được lắp ghép với nhau, có chuyển động tương đối khớp với nhau hoàn toàn và chịu được lực tỳ lên nhau như khi chúng được thiết kế.
Do đó, động cơ nổ nói chung và động cơ xe gắn máy, ô tô nói riêng thời gian đầu sử dụng đều phải chạy rà cho trơn máy để đồng thời phát hiện những khiếm khuyết trong lắp ráp, cân chỉnh để hình thành sản phẩm, để động cơ có thể kéo tải tối đa mà không gây ra hư hỏng.
Thông thường, thời gian chạy rà khoảng 1.000 - 1.500km kể từ khi mới mua xe. Trong thời gian chạy rà không nên chở nặng vì lúc đầu "da mặt ma sát còn non", dễ tổn thương như trầy xước, biến dạng... Trong thời gian chạy rà cũng không được phép chạy quá 75% tốc độ tối đa, luôn luôn đảo tay số từ số thấp lên số cao và ngược lại. Giữa kỳ chạy rà, cứ mỗi 500km hành trình phải thay dầu bôi trơn một lần cho tới khi chạy rà xong.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
HA (ghi)