Thói quen ăn cơm rước đủ bệnh vào người, hối hận không kịp

Google News

Những sai lầm khi ăn cơm dưới đây khiến cho cơ thể của bạn gặp nhiều rắc rối về sức khỏe, cần bỏ ngay trước khi quá muộn.

Thói quen ăn nhiều cơm
 Người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm mà không hề biết rằng trong cơm chứa nhiều đường. Nếu ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu cao, đây là một trong những nguyên nhân gây bị tiểu đường và cũng là nguyên nhân gây biến chứng tim mạch như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Vì vậy, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.
Thường xuyên ăn cơm nguội
 Thói quen tận dụng cơm nguội của nhiều bà nội trợ, đặc biệt tại các quán cơm rang dễ gây bệnh. Đặc biệt, kể cả khi cơm nguội không có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h, không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.
Ăn cơm chan canh
 Phần lớn mọi người đều có thói quen ăn cơm chan canh dễ nuốt trôi khá phổ biến. Tuy nhiên, điều này khiến cho mọi người lười nhai cơm và chất enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe của bạn dễ gây hại cho dạ dày.
Ngoài ra, việc vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm dễ gây những bệnh như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa…
Sau bữa ăn vội uống nước trà
 Thói quen của mhiều người cho rằng uống trà trong và sau khi ăn cơm vừa ăn luôn tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn, dễ tiêu hóa sạch miệng… đặc biệt là với cánh mày rau nước trà là thứ gần như không thể thiếu.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn xong vội vàng uống nước trà, sẽ khiến cho các chất protein trong thức ăn bị kết tủa lại, làm co niêm mạc dạ dày, loãng dịch vị và gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể đặc biệt là việc hấp thụ sắt ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Không ăn cùng rau củ
 Khi bạn ăn cơm nếu như chỉ nhăm nhăm ăn thức ăn và không ăn rau củ sẽ thiếu vitamin, chất xơ không tốt cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, cơm là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ăn cơm cùng rau củ đẩy lùi cảm giác thèm ăn ngăn chặn béo phì. Đồng thời trước lo ngại ăn nhiều tinh bột gây đái tháo, béo phì… đường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ăn tối quá muộn
 Khi bạn ăn tối muộn sẽ khiến cho bạn dễ mắc bệnh viêm dạ dày, viêm loét đường ruột, sỏi mật chính là ăn tối quá muộn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, thời điểm ăn tối hợp lý nhất là từ 18 giờ đến trước 20 giờ bởi sau 20 giờ thì cơ thể của bạn đã bước vào giai đoạn nghỉ ngời. Nếu bạn ăn tối muộn dễ gây béo phì, thừa cân và ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau
 Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, trẻ thường thích ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm và các bậc phụ huynh cũng đồng ý với điều đó để con ăn được nhiều thế nhưng cách ăn này lại gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe lâu dài của bé.
Trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột gây suy dinh dưỡng . Nguy hiểm hơn đó là khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric bám vào các khớp xương và hình thành nên bệnh Gout về lâu dài.
Chính vì thế các bậc phụ huynh hãy cho bé ăn cơm hợp lý, nên ăn cơm và thức ăn cùng nhau để việc hấp thu dinh dưỡng được tốt nhất.
Chỉ ăn cơm
 Theo TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, trong bữa ăn, nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau (như khoai lang, khoai tây, ngô …) để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.
Không nhai kỹ khi ăn cơm
 Do công việc nên nhiều khi chúng ta ăn uống vội vã, dẫn đến ăn cơm rất nhanh mà không nhai. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thói quen này không tốt cho dạ dày.
Khi chúng ta ăn cơm nhanh, nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Tận dụng hết thức ăn
 Có nhiều người ăn đến tầm vừa đủ rồi, nhưng khi nhìn thấy một bàn còn đầy thức ăn tự cảm thấy quá lãng phí, lập tức cầm đũa lên tiếp tục chiến đấu mà quên mất rằng sau cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ đó, dạ dạy lại tiếp tục cật lực làm việc, lượng dinh dưỡng trong cơ thể có thể thừa rất nhiều.

Theo Hoà Thuận/Tiền Phong