Người đàn ông nửa đêm đau thắt lưng, hôm sau đột ngột qua đời, bác sĩ thở dài vì bệnh nhân đã bỏ qua một việc

Google News

Tin rằng mình không bị bệnh nghiêm trọng, người đàn ông không đi xét nghiệm chuyên sâu, dẫn đến mất mạng.

Anh Vương, người Quảng Đông, đến bệnh viện khám trong tình trạng đau vùng thắt lưng. Bác sĩ thấy môi anh trắng, trán đổ mồ hôi, cho rằng có thể liên quan đến sỏi thận hoặc nhồi máu cơ tim nên đề nghị bệnh nhân đi thực hiện các xét nghiệm. Vì tiếc tiền và tin rằng mình không có tiền sử tim mạch, người đàn ông chỉ làm xét nghiệm sỏi thận, sau đó ra về. 

Ngày hôm sau, ông Vương quay trở lại nhưng trong tình trạng bị đưa vào phòng cấp cứu. Tình hình nguy cấp, dù được hỗ trợ nhưng ông Vương không qua khỏi. Bác sĩ Lý tại Bệnh viện Trung Sơn, Quảng Đông, cho biết, nhiều người cho rằng đau lưng chỉ là vấn đề nhỏ nhưng họ không biết rằng nó có thể trở thành "kẻ sát nhân" lấy đi mạng sống của mình.

Đau lưng liên quan mật thiết tới bệnh tật trong cơ thể. (Ảnh minh họa). 

1. Tại sao đau thắt lưng lại liên quan tới nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim chủ yếu đề cập đến tình trạng thu hẹp và tắc nghẽn lòng động mạch vành cung cấp máu cho tim, gây thiếu máu cơ tim, thiếu oxy hoặc hoại tử. Ấn tượng của hầu hết mọi người là nó chỉ gây ra cảm giác đau rát ở vùng trước tim.

Trên thực tế, bệnh có nhiều triệu chứng không điển hình. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ: Khoảng 20%-30% bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ có những triệu chứng không điển hình, bao gồm đau bụng, đau chân, đau răng... 

Vậy tại sao nhồi máu cơ tim lại gây đau lưng?

Sau nhồi máu cơ tim, cơ tim sẽ gây đau do thiếu oxy, những cơn đau thần kinh này có thể gây ra đau lan tỏa và đau thắt lưng trong quá trình hoạt động của các dây thần kinh hướng tâm, trung tâm tủy sống và bề mặt cơ thể. Vì vậy, nếu phát hiện mình bị đau lưng không rõ nguyên nhân thì nên làm điện tâm đồ, đây là cách sàng lọc bệnh tim hiệu quả nhất.

2. Đau lưng không thể coi thường 

Bệnh đau lưng ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Dữ liệu cho thấy từ năm 1990 đến năm 2015, tỷ lệ bệnh nhân bị đau thắt lưng trên toàn thế giới tăng 54%. Ước tính có khoảng 540 triệu người trên thế giới mắc chứng đau thắt lưng và dự kiến ​​đến năm 2050, con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa - tới 843 triệu người, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người dân.

Một đánh giá bao gồm 165 nghiên cứu được công bố trên tạp chí có uy tín The Lancet cho thấy đau thắt lưng là nguyên nhân số một gây tử vong ở người khỏe mạnh tại 126 quốc gia, với tỷ lệ mắc cao nhất ở những người từ 45 tuổi trở lên, với tỷ lệ phổ biến là 18%.

Tuy nhiên, nhiều người không chú ý đến bệnh đau thắt lưng. Cần nhắc nhở mọi người rằng nếu đau thắt lưng không được điều trị trong thời gian dài thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm thắt lưng ở giai đoạn đầu có thể chỉ là những cơn đau nhẹ. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dễ dàng phát triển thành thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, gây đau chi dưới, tê, yếu và các cơn đau dây thần kinh tọa khác, đồng thời cơn đau có thể trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Khi đau thắt lưng bất thường nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân. (Ảnh minh họa)

3. Cơn đau thắt lưng là mách nước điển hình cho bệnh tật

Nhiều bệnh có thể gây đau thắt lưng, không nhất thiết là do căng cơ thắt lưng nhưng cũng có thể do các bệnh này gây ra.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ví dụ, triệu chứng điển hình nhất của bệnh thận hư là đau thắt lưng. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng thận điều khiển xương và sinh tủy, do đó khi thận hư sẽ xảy ra đau thắt lưng. Ngoài ra, sỏi hoặc khối u ở hệ tiết niệu cũng có thể gây đau lưng.

- Bệnh vùng chậu

Ví dụ, bệnh viêm vùng chậu ở phụ nữ có thể gây tắc nghẽn các cơ quan vùng chậu, tiết dịch viêm và dày lên các sợi, dễ dẫn đến đau thắt lưng. Ngoài ra, phì đại tuyến tiền liệt và u tuyến tiền liệt ở nam giới cũng có thể gây đau vùng thắt lưng. 

- Một số bệnh ung thư:

Một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi... đặc biệt gây ra đau thắt lưng khi tế bào ung thư di căn và lan rộng đến xương. 

- Bệnh về tuyến tụy

Một khi bệnh xảy ra ở tuyến tụy, chẳng hạn như viêm tụy, nó có thể lan sang các mô và cơ quan xung quanh, thường lan đến thắt lưng trái và lưng, do đó cũng có thể gây đau thắt lưng.

Đau lưng là tình trạng đau có tần suất cao, chủ yếu liên quan đến việc ngồi lâu, kinh nguyệt, vận động, nâng vật nặng… nhưng trong nhiều trường hợp, đó cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó và cần phải đi khám. Không nên trì hoãn tới bác sĩ, nếu bạn cảm nhận dấu hiệu bất thường. 

THÙY LINH (DỊCH TỪ SOHU)