Nhóm phụ nữ đầu tiên thi hành phạt roi nơi công cộng ở Indonesia

Google News

Tám phụ nữ đầu tiên đồng ý làm nhiệm vụ thi hành việc phạt roi công khai đối với những phụ nữ vi phạm luật Hồi giáo ở tỉnh Aceh, Indonesia.

Người phụ nữ đeo mặt nạ lo lắng tiếp cận mục tiêu của mình, đứng vào vị trí và sau đó quất roi tới tấp - chứng tỏ mình là thành viên mới nhất của đội trừng phạt nữ giới đầu tiêntỉnh Aceh của Indonesia.
Thành viên mới cần sự khuyến khích để trừng phạt kẻ phạm tội - một phụ nữ chưa chồng bị bắt trong phòng khách sạn với một người đàn ông.
Hành vi như vậy cấu thành tội đạo đức ở Aceh, khu vực duy nhất trong quốc gia đa số Hồi giáo lớn nhất thế giới áp đặt luật Hồi giáo - được gọi là Sharia. Những người bị kết tội thường bị quất roi công khai bằng một cây mây.
Nhom phu nu dau tien thi hanh phat roi noi cong cong o Indonesia
 Người phụ nữ chuẩn bị quất roi cô gái ở nơi công cộng tại Banda Aceh, Indonesia vì tội ác đạo đức. Ảnh: AFP.
Hình phạt gây tranh cãi làm phẫn nộ các nhà hoạt động nhân quyền và tạo ra cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội, cũng như giữa các chính trị gia.
Tổng thống Indonesia đã đưa ra lời kêu gọi ngừng phạt roi công khai nhưng ông không nói gì nhiều về những gì xảy ra ở Aceh, khu vực bảo thủ sâu sắc trên đảo Sumatra.
Không giống như phần còn lại của quốc gia, Aceh tuân theo luật tôn giáo như một phần của thỏa thuận tự trị năm 2005 để chấm dứt cuộc nổi dậy ly khai kéo dài hàng thập kỷ.
Ở đây, đòn roi công khai vẫn là hình phạt phổ biến đối với những người phạm tội đối với một loạt tội danh bao gồm đánh bạc, ngoại tình, uống rượu và quan hệ tình dục đồng tính hoặc trước hôn nhân.
Trước đây, công việc luôn được thực hiện bởi đàn ông. Nhưng ngày càng nhiều phụ nữ bị buộc tội vì các tội ác đạo đức như bày tỏ tình cảm công khai hoặc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Vì vậy, tỉnh Aceh đang cố gắng tuân theo luật Hồi giáo, kêu gọi phụ nữ đánh đòn thủ phạm nữ.
Nhưng thuyết phục phụ nữ tham gia không phải là nhiệm vụ dễ dàng và phải mất nhiều năm để tập hợp đội nữ đầu tiên, theo Safriadi, người đứng đầu Đơn vị Thực thi Sharia của Banda Aceh.
Tám phụ nữ - tất cả các sĩ quan Sharia - đã đồng ý làm người trừng phạt và được đào tạo về kỹ thuật phù hợp và tư vấn cách hạn chế chấn thương.
Trước đây, hàng chục nam giới thực hiện toàn bộ việc phạt roi trong thành phố với khoản phí không được xác định.
Đối với phụ nữ, việc bắt giữ ngay cả một vi phạm nhỏ có thể dẫn đến trừng phạt, bao gồm quấy rối tình dục và hãm hiếp khi bị bắt giữ, theo nghiên cứu của Mạng lưới Xã hội Dân sự về Luật Sharia.
"Chúng tôi không định làm tổn thương mọi người bằng cách đánh đòn họ. Điều quan trọng nhất là hiệu ứng xấu hổ đối với những người vi phạm và người xem để họ không làm điều đó một lần nữa", Safriadi nói.
Theo Tuyết Mai/Zing