Cháo không nấu kỹ
Cháo ninh không kỹ hoặc ăn cơm chan nhiều nước cũng như vậy, ăn rất dễ vào, không cần nhai nhiều. Tuy nhiên, ăn loại thức ăn này trong thời gian dài sẽ làm giảm nước bọt và men tiêu hóa do trực tiếp đi vào dạ dày.
Hơn nữa, không giống như cháo, các hạt gạo trong cháo ninh không kỹ hoặc cơm chan nhiều canh thường cứng, sẽ làm tăng sự kích thích tiết dịch dạ dày ít hơn và gánh nặng lên chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Cơm chan nhiều nước canh đi vào cơ thể sẽ làm loãng axit dạ dày, không có lợi cho đường tiêu hóa.
Ngoài ra, do 2 loại thức ăn này khó tiêu hóa hơn cháo nên việc ăn vào thường không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Chỉ ăn cháo không
Thành phần chính của cháo trắng là tinh bột hồ hóa và nước, không có các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể con người như protein, vitamin, chất xơ… vì thế nên không nên ăn cháo không.
Đối với những bệnh nhân bị trào ngược thực quản và viêm dạ dày tá tràng thì việc ăn cháo lại càng không có lợi cho quá trình phục hồi của bệnh.
Ngoài ra, chỉ ăn cháo trắng không có tác dụng chống đói. Vì thế, khi ăn cháo bạn nên kết hợp với một số loại rau tươi, thịt hoặc thêm các loại hạt thô vào cháo để nấu cùng, không chỉ giúp tăng cường dinh dưỡng mà còn làm phong phú thêm hương vị.
Ăn cháo quá nóng
Một trong những quan niệm phổ biến của nhiều người khi ăn cháo là phải "ăn khi còn nóng". Điều này là bởi mọi người cho rằng ăn như vậy mới bổ dưỡng và ngon miệng nhưng thực chất nó lại đang làm hại sức khỏe.
Bởi vì biểu mô niêm mạc thực quản của con người rất mỏng manh, dễ bị bỏng khi tiêu thụ thức ăn vượt quá 65 độ C.
Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, vết bỏng ở niêm mạc thực quản có thể phát triển thành ung thư thực quản.
Vì vậy, tốt nhất bạn đừng nên vội ăn cháo mới nấu, hãy dùng thìa khuấy thêm để tăng tốc độ tản nhiệt và để nguội cháo trước khi ăn. Nói chung, nhiệt độ của thức ăn nên được giữ ở mức 35-40 độ C và nhiệt độ cao nhất không được vượt quá 45 độ C.
Ăn cháo với dưa chua
Chỉ ăn cháo không thì sẽ khá nhạt nhẽo với nhiều người, do đó họ sẽ ăn nó với dưa chua.
Tuy nhiên, hàm lượng muối trong các loại dưa chua tương đối cao, ăn lâu dài có thể gây hại cho hệ tim mạch, tổn thương niêm mạc dạ dày, làm người béo lên do tích nước, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Do đó, dù là cháo hay bữa ăn hàng ngày, tốt nhất bạn nên kết hợp với một số loại rau tươi, thịt và ngũ cốc.
Thỉnh thoảng có thể ăn thức ăn ngâm chua, nhưng không nên ăn nhiều và thường xuyên. Đặc biệt dưa chua mới muối có hàm lượng nitrit cao hơn, tốt nhất nên đợi hàm lượng nitrit giảm xuống sau khi đã ngâm 20 ngày rồi mới ăn.
Ăn cháo trong một thời gian dài
Mặc dù, ăn cháo đúng cách và vừa phải có tác dụng nhất định trong việc nuôi dưỡng dạ dày.
Nhưng nếu bạn uống cháo trong một thời gian dài, trong cả 3 bữa một ngày không chỉ không nuôi dưỡng dạ dày, mà nó còn phản tác dụng, làm tổn thương dạ dày.
Ngoài ra, uống cháo trong một thời gian dài có thể dễ dàng làm tăng thể tích và trọng lượng của dạ dày trong một thời gian ngắn. Nếu bạn tập thể dục không đúng cách sau khi ăn cháo còn có thể dễ dàng gây ra tình trạng chảy xệ dạ dày.
Theo Mase / VietNamnet