Một cô gái xinh đẹp 26 tuổi, Vương Tiêu Vũ (Bắc Kinh, Trung Quốc) được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện ung thư, Viện Khoa học y học Trung Quốc. Trước đó, trong bữa cơm, đột nhiên Tiêu Vũ có cảm giác ghê sợ dâng lên trong cổ họng, nhưng không ngờ lại nôn ra máu tươi. Trước và sau khi chẩn đoán, Tiêu Vũ nôn ra khoảng 2000ml máu. Bác sĩ nói, tình trạng nôn ra máu không ngừng, tính mạng khó được bảo toàn, bác sĩ lập tức cho Tiêu Vũ điều trị cầm máu và nội soi dạ dày.
|
Ảnh minh họa. |
Sau khi nội soi phát hiện, có một khối u trong dạ dày của Tiêu Vũ, khối u này không nhỏ, dài và vị trí không tốt lắm. Nó phát triển trong thân dạ dày và ở góc dạ dày. Nói chung, nếu khối u ở vị trí này, cần phải thực hiện phẫu thuật toàn bộ dạ dày để bóc khối u. Thật khó để chấp nhận khi một cô gái trẻ như vậy đã bị ung thư, và dạ dày của Tiêu Vũ rất khó giữ lại hoàn toàn.
Tại sao một căn bệnh nghiêm trọng như vậy phải đợi cho đến khi nôn ra máu mới đi khám?
Tiêu Vũ đã giải thích rõ ràng cho bác sĩ một số việc trước khi cô ấy nôn ra máu. Hai ngày trước khi được đưa đến phòng cấp cứu, bữa trưa của Tiêu Vũ là một cái bánh bao nhồi tỏi tây. Sau bữa ăn đó, cô cảm thấy dạ dày đặc biệt khó chịu, đau bụng, trào ngược axit, muốn nôn, nhưng vì bản thân hiếm khi ăn bánh bao, và từ nhỏ có vấn đề là ăn tỏi tây bị khó tiêu hóa, sau đó cô uống thuốc dạ dày và cũng đã đến bệnh viện địa phương để làm siêu âm.
Siêu âm cho thấy niêm mạc dạ dày của cô không được trơn tru. Thực tế, đây là những dấu hiệu của ung thư dạ dày. Bác sĩ đã đề nghị cô nên kiểm tra thêm, nhưng cô nghĩ là bệnh dạ dày thông thường và ai cũng sẽ có chút khó chịu về dạ dày nên không làm kiểm tra kỹ càng. Sau đó, bệnh tình phát triển nặng mới dẫn đến tình trạng nôn ra máu.
Thói quen dẫn đến Tiêu Vũ bị ung thư là gì?
Sau khi tìm hiểu bác sĩ được biết, Tiêu Vũ trừ lần đi nội soi trước khi nôn ra máu 2 ngày thì không bao giờ làm nội soi dạ dày. Trong 2 năm qua, cuộc sống của Tiêu Vũ không có quy luật, công việc quá bận rộn ngoài việc thường xuyên ngủ vào lúc 12 giờ đêm, vào buổi trưa và buổi tối cô thường không có thời gian để đi ăn uống tử tế, gọi đồ ăn bên ngoài đã là thói quen thường thấy của cô và đồng nghiệp.
Đồ ăn bên ngoài có liên quan gì đến ung thư dạ dày? Vấn đề nằm ở chỗ, đồ ăn bên ngoài không chỉ là điều kiện vệ sinh kém, quan trọng hơn chính là lựa chọn nguyên liệu và cách chế biến. Các loại đồ ăn bên ngoài chứa rất nhiều dầu mỡ, hương vị nặng, hơn nữa loại dầu ăn được sử dụng cũng không tốt, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, tất cả những yếu tố này dẫn đến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
Để cố gắng có thể bảo toàn được dạ dày của Tiêu Vũ, các bác sĩ đã thực sự rất vất cả, cuối cùng phải cắt bỏ 60% dạ dày của Tiêu Vũ. Tuy nhiên, thông qua thời gian ngắn điều trị, đồng thời cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt, dạ dày của Tiêu Vũ cũng dần được hồi phục.
Thông qua bài học này, các bác sĩ thực sự muốn nhắc nhở những người trẻ tuổi, đừng nghĩ rằng bản thân mình còn trẻ nên sẽ không mắc ung thư dạ dày. Căn bệnh này không phân biệt tuổi tác, hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa nên mọi người cần phải chú ý. Nếu có những tín hiệu bất thường trên cơ thể cần đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Theo Hà Vũ/Khám Phá