Học hành đứng bét lớp, đi làm lương 100 triệu

Google News

Người mẹ này đã dạy con mình như thế nào để cháu đứng thứ 3 từ dưới lên nhưng lại có lương 100 triệu khi trưởng thành?

Tôi vẫn thường tâm tâm niệm niệm: “Kết quả học tập của con gái không tốt lắm nhưng phẩm hạnh không tệ thì tốt rồi.”
Con gái tôi thời còn đi học, trong lớp có 33 học sinh thì em luôn đứng thứ 3 từ dưới lên. Tôi không tin là con gái mình thuộc diện những đứa trẻ không bình thường. Nhưng một lần ôn bài cùng với con, tôi mới phát hiện cháu đọc sách mà không hiểu gì.
Hoc hanh dung bet lop, di lam luong 100 trieu
 Ảnh minh họa
Đối với việc dạy bảo trẻ nhỏ, hai vợ chồng tôi chọn cách để trẻ phát triển tự nhiên, không thúc ép cháu học hành quá nhiều, chỉ cần cháu khỏe mạnh, ngoan ngoãn và có khả năng suy nghĩ độc lập là được. Nếu kết quả học tập bài vở không tốt, điều đó nghĩa là con đường học vấn không phù hợp với cháu.
Một hôm, thầy giáo ở trường gọi điện tới nhà nhắc nhở tôi kèm cặp con học bài. Tôi đã trả lời với thầy giáo rằng: “Con của tôi không thích đọc sách, mỗi ngày đều nghe lời người lớn đến trường, hạnh kiểm không tệ là tốt rồi, mong thầy không nên ép cháu.”
Vài năm sau đó, con gái đi học nội trú, rồi chồng tôi qua đời. Việc chồng mất khiến tâm tôi cứ buồn thương mãi không nguôi.
Sau khi con gái tốt nghiệp trung học cơ sở, cháu đã nộp hồ sơ vào một trường nghề của huyện. Tôi cảm thấy thật may vì vẫn còn có trường để cho con học lên trung học. Kỳ thực tôi cũng phải cảm ơn trường nghề này, vì tại đây, cháu học thâu đêm mà không kêu khổ. Sau khi con gái tốt nghiệp, tôi biết con gái đã tìm thấy đường để đi nên trong tâm không còn lo lắng gì.
Rồi con gái thi đậu vào trường đại học công nghiệp ở miền Nam, cách nhà cả gần nghìn cây số, ngôi trường mà tôi chưa từng nghe tên tuổi trước đây. Bởi vì chồng mất sớm, tôi cùng chị gái đưa con đi nhập học và để cháu nghỉ tại ký túc xá.
Khi quay về tôi đã khóc rất nhiều. Nghĩ đến cảnh chồng mất, con gái lại đi học xa như thế, ngăn cũng không được. Con gái tôi cũng biết rõ, năng lực của cháu không thể theo học tại trường đại học chính quy gần nhà được.
Nửa năm sau, con gái trở về và nói với tôi là cháu không muốn học ở ngôi trường đó nữa, để không lãng phí tiền, huống hồ kinh tế gia đình không được tốt lắm. Hơn nữa học phí ở trường đại học cũng không thấp chút nào.
Khi con gái không muốn học ở trường mà cháu đã nhập học, tôi lại không thấy tiếc số tiền học phí của một học kỳ một chút nào. Bởi vì, trong thâm tâm tôi nghĩ, ít nhất con gái cũng đã trải nghiệm qua việc có đáng học ở ngôi trường đó hay không, để cháu đưa ra được lựa chọn sáng suốt nhất.
Cuối cùng, con gái tôi quyết tâm tiết kiệm tiền đi du học. Tuy nhiên do điểm số trong các năm học không cao nên cháu đã phải chịu nhiều khổ ải nhẫn nhịn trong quá trình học tập kinh nghiệm. Có năm, cháu phải ăn tết tại bệnh viện vì phải truyền nước liên tục.
Sau mấy năm bận rộn, con gái tôi cũng tiết kiệm được chút tiền và khoác ba lô đến Ireland du học. Quá trình rất vất vả nhưng kết quả cũng thật ngọt ngào.
Hai ngày trước con gái có kể chuyện với tôi, nói rằng hiện có công ty đang gửi thư mời cháu về làm. Tôi hỏi mức lương bao nhiêu thì con gái nói, đổi sang tiền Việt thì khoảng hơn 100 triệu. Nghe xong, tôi vô cùng kinh ngạc.
Nhưng con gái lại cho tôi thấy rằng mức lương này cũng chỉ để cân nhắc thôi. Con gái nói, một công ty quảng cáo khác cũng muốn thuê cháu về làm với mức lương như vậy. Mỗi người có sở trường của mình, làm sao để phát huy tối đa sở trường mới là người may mắn nhất.
Tôi chia sẻ câu chuyện này không phải muốn khoe con gái giỏi giang, kiếm tiền giỏi, mà muốn nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng, thấy con học không tốt lắm cũng đừng vì thế mà không hài lòng. Mỗi người đều có sở trường và sở đoản, cho dù không mạnh ở điểm này thì sẽ mạnh ở điểm khác.
Tôi lại nhớ đến một lần xem con gái thi đấu bóng rổ. Lúc thấy con gái đang dẫn bóng, đột nhiên cháu lại chuyển bóng cho bạn học đưa bóng vào rổ. Khi trận thi đấu kết thúc, tôi nói với con gái: “Thật tiếc là trái bóng đó con lại truyền cho bạn, trong khi chính mình có thể đưa bóng vào rổ.” Con gái đã trả lời rằng: “Thắng thua trong chơi bóng thì có gì đáng tiếc hả mẹ, quan trọng là để mọi người cùng nhau chơi, mẹ à.”
Cho dù con cái có khiến cha mẹ uất ức khổ cực như thế nào, chỉ cần cha mẹ tôn trọng chúng, đừng nhìn con người khác mà xem thường con mình. Trên thế giới có nhiều những đứa trẻ không giỏi toàn diện nhưng đã rất may mắn và thành công giống như Einstein, Newton, Edison… Mỗi đứa trẻ đều được trời ban cho sở hữu một sở trường nhất định. Cho nên cha mẹ đừng xem thường con của mình mà ảnh hưởng phát triển tài năng của chúng.
Theo Đại Kỷ Nguyên