Khó tin, nuôi cá trong bể nước thải của bệnh viện

Google News

Khó ai có thể hình dung, nguồn nước thải y tế đen kịt, bốc mùi trước kia, giờ lại được tận dụng nuôi cá, tưới rau.

Bộ Y tế cho biết, trong số hơn 13.000 cơ sở y tế trên cả nước, mới có khoảng 60% có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn, 40% còn lại vẫn chưa đạt, trong đó có cả bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hà Nội từng phản ánh, ngay cả những BV đã có hệ thống xử lý nước thải thì hầu hết nước thải sau khi qua xử lý vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép.
Kho tin, nuoi ca trong be nuoc thai cua benh vien
Hồ nuôi cá cạnh khu xử lý nước thải của BV Giá Rai. 
Theo bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, nguyên nhân do chi phí xử lý nước thải lớn, hầu hết các BV không thuê mà xử lý tại chỗ. Trong khi kinh phí cho xử lý nước thải y tế đều trông chờ vào ngân sách, với quy mô đầu tư dưới 20 tỷ đồng (400 bệnh viện có nhu cầu đầu tư).
Nhiều BV đã được đầu tư nhưng thiếu năng lực vận hành dẫn đến chất lượng xử lý nước thải chưa cao.
Tuy nhiên trong những năm qua, một số BV đã tận dụng, vận hành tốt dự án hỗ trợ xử lý chất thải BV do Bộ Y tế triển khai với vốn của Ngân hàng Thế giới, điển hình là BV đa khoa Giá Rai (Bạc Liêu), BV đa khoa Phước Long (Bạc Liêu); BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa, BV Nhi Hải Dương, BV Y học cổ truyền Bến Tre, Viện Bỏng quốc gia…
Tại BV Giá Rai, suốt 3 năm qua, nguồn nước thải y tế sau khi được xử lý không thải ra môi trường mà được tận dụng triệt để để nuôi cá, trồng rau.
Ngay cạnh khu xử lý nước thải y tế của BV là các hồ cá nhỏ. Một hồ có 7 chú hải tượng dài hơn 1m, hồ kế bên, các bác sĩ nuôi cá tai tượng, cá chép, cá rô phi... để cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Ngay kế bên hồ là một vườn rau muống, rau dền, mồng tơi. Đều đặn 2 lần/ngày sẽ được các vòi phun tự động dùng nước thải y tế đã qua xử lý tưới đều, là nguồn rau xanh hàng ngày cho cán bộ y tế và bệnh nhân.
Theo Thúy Hạnh/Vietnamnet