Một bệnh nhân COVID-19 nặng “không thua ca 91” được chữa trị khỏi bệnh ở Đà Nẵng

Google News

Bệnh nhân 582 có các bệnh lý nền, từng được chạy ECMO, thở máy, nhiễm trùng đã được bác sĩ Trần Thanh Linh cùng e-kip của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi chữa khỏi COVID-19.

Sáng 16/8, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã công bố khỏi bệnh đối với bệnh nhân 582 (SN 1965, ngụ quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Đây là 1 trong số 4 bệnh nhân có tiên lượng nặng, phải chạy ECMO theo công bố của Tiểu ban điều trị - Bộ Y tế vào 6-8.
Bệnh nhân này có 4 lần xét nghiệm âm tính với COVID-19 vào các ngày 4, 9, 12 và 14/8, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Hiện tại, bệnh nhân được chuyển từ khu ICU của Bệnh viện Phổi ra khu điều trị khác để tiếp tục phục hồi phổi trước khi xuất viện.
Trong suốt thời gian từ ngày 31/7 tại Bệnh viện Đà Nẵng đến khi chuyển đến Bệnh viện Phổi vào ngày 5/8, bệnh nhân này được bác sĩ Trần Thanh Linh - Phó khoa Hồi sức của Bệnh viện Chợ Rẫy trực tiếp điều trị cùng e-kip của bệnh viện này, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phổi.
Chia sẻ tại buổi công bố khỏi bệnh cho bệnh nhân 582, bác sĩ Trần Thanh Linh cho hay đây là bệnh nhân nặng và được các nhân viên y tế nỗ lực cứu chữa trong thời gian qua. Bệnh nhân có bệnh nền gồm tăng huyết áp, suy tim. Ngày đầu nhập vào Bệnh viện Đà Nẵng, qua X-quang phổi cho thấy bệnh nhân bị tổn thương phổi. 2 ngày sau đó thì tổn thương phổi bên phải khá nặng nề, đặc biệt là bệnh nhân có bệnh lý nền của suy giảm miễn dịch.
Mot benh nhan COVID-19 nang “khong thua ca 91” duoc chua tri khoi benh o Da Nang
 E-kip điều trị nhận hoa và thư cảm ơn của bệnh nhân 582 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng sáng 16/8. Ảnh: Anh Việt.
Thời điểm đó, tại Bệnh viện Phổi chưa thiết kế khu ICU nên e-kip của Bệnh viện Chợ Rẫy đã chuyển bệnh nhân 582 điều trị tại khoa Y học nhiệt đới của Bệnh viện Đà Nẵng. Tại đây, ngày 2-8, diễn tiến phổi của bệnh nhân nhanh nên e-kip điều trị đã triển khai ECMO và đồng thời lọc máu.
"Anh em quyết tâm làm tất cả để cứu sống bệnh nhân. Thời điểm làm ECMO thì trên monitor, nhịp tim rất chậm, thể hiện tình trạng tổn thương tim trên bệnh lý nền tăng huyết áp và suy tim. Ngoài ECMO, bệnh nhân 582 còn phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở" -bác sĩ Linh chia sẻ.
Tại Bệnh viện Đà Nẵng, sau 4 ngày điều trị, đáng mừng là các chỉ số tim, phổi của bệnh nhân này được cải thiện và sau đó được chuyển về Bệnh viện Phổi. Tại Bệnh viện Phổi, bệnh nhân được cai ECMO vào ngày 5/8. Tại đây, các y bác sĩ đã túc trực chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân cùng chăm sóc vật lý trị liệu, theo dõi các thông số. Sau khi cai ECMO, bệnh nhân này còn phụ thuộc vào máy thở và có các đợt nhiễm trùng nên tiếp tục được lọc máu và thay huyết tương.
Mot benh nhan COVID-19 nang “khong thua ca 91” duoc chua tri khoi benh o Da Nang-Hinh-2
 Các y bác sĩ khiêng bệnh nhân 582 từ khu ICU ra ngoài để tránh lây nhiễm chéo khi bệnh nhân đã khỏi COVID-19. Ảnh: Anh Việt
"Sau 4 lần xét nghiệm âm tính, bệnh nhân đủ tiêu chuẩn khỏi COVID-19. Anh em y bác sĩ đã khiêng bệnh nhân này lên thang bộ để rời khu ICU, tránh lây nhiễm chéo vì thời điểm này, Bệnh viện Phổi chưa có thang máy. Đây là kỷ niệm rất đặc biệt" - bác sĩ Linh nói.
Mot benh nhan COVID-19 nang “khong thua ca 91” duoc chua tri khoi benh o Da Nang-Hinh-3
 Bức thư bệnh nhân 582 gửi y bác sĩ khi biết tin mình khỏi COVID-19.
Đồng thời, bác sĩ Linh chia sẻ hình ảnh trong phòng bệnh sáng 16/8, bệnh nhân 582 đã có thể cầm hoa để tặng và nói lời cảm ơn với e-kip điều trị. Theo bác sĩ Linh, hiện tại bệnh nhân còn cần một thời gian ngắn để phục hồi phổi trước khi xuất viện. Đặc biệt, bệnh nhân đã có thể tự bức thư nhỏ để cảm ơn y bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Phổi và Bệnh viện Đà Nẵng. "Đây là lời rất chân thành của bệnh nhân dành cho chúng ta khi thoát khỏi cửa tử" - bác sĩ Linh trải lòng.
Mot benh nhan COVID-19 nang “khong thua ca 91” duoc chua tri khoi benh o Da Nang-Hinh-4
Bác sĩ Trần Thanh Linh 
Hai bệnh bệnh nhân 91 và 582 cũng đều có diễn tiến nặng và không thua gì tuy nhiên mỗi trường hợp lại khác nhau. Bệnh nhân 91 là béo phì, tăng huyết áp. Tổn thương phổi của bệnh nhân 91 rất là nguy kịch. Bệnh nhân 91 điều trị kéo dài do mắc phải những nhiễm trùng tại chỗ trong phổi. Thời gian hồi phục cần thực hiện phục hồi chức năng và vật lý trị liệu. Bệnh nhân 91 có 56 ngày thực hiện ECMO và 65 ngày phải thở máy.
Đối với bệnh nhân 582 thì chúng ta thực hiện quyết liệt việc thực hiện ECMO sớm ngay từ đầu cho bệnh nhân do có kinh nghiệm. Chúng ta kết hợp điều trị với nhiều chuyên khoa, hội chẩn trực tuyến từ các giáo sư đầu ngành, Bộ Y tế, trưởng ban điều trị nhờ đó có hướng điều trị sát sao. Nhờ đó, bệnh nhân có tiến triển tốt hơn so với bệnh nhân 91. Đây là nỗ lực từ kinh nghiệm của anh em để điều trị quyết liệt cho bệnh nhân này.
Cách cài đặt ứng dụng Bluezone
Bước 1: Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này. Truy cập App Store (iOS) hoặc Google Play Store (Android) và tìm phần mềm tên Bluezone, sau đó nhấn tải về và cài đặt vào thiết bị.
Bước 2: Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng truy cập.
Bước 3: Về cơ bản, chỉ cần làm đến đây là các bạn đã có thể nhận được cảnh báo từ Bluezone.
Sau khi được cấp quyền, ứng dụng sẽ tự bật kết nối Bluetooth để ghi nhận lại việc tiếp xúc với những người dùng khác cùng trong cộng đồng Bluezone.
Trong trường hợp một người dùng trong cộng đồng Bluezone dương tính với COVID-19, thông tin của họ sẽ được cập nhật lên hệ thống. Lúc này, ứng dụng trên máy người dùng sẽ tải về các thông tin đó và so sánh với lịch sử tiếp xúc của bạn. Nếu đã từng tiếp xúc với người bệnh đủ lâu (trên 15 phút) và đủ gần (dưới 2 mét), ứng dụng sẽ gửi thông tin cảnh báo nguy cơ mắc COVID tới điện thoại của bạn.
Theo B.Vân/Báo Người Lao Động