Ngao là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều người ở những lứa tuổi và bệnh lý khác nhau, liệu có thể cùng sử dụng các món ăn từ ngao hay không?
Theo TS. Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ngao là một trong những loại thực phẩm biển rất được khuyến khích sử dụng. Trong ngao có chứa vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như: sắt, kali, canxi ngao còn giúp tăng cường sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật.
Cùng với cua, tôm, cá thì ngao là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất. Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do ôxy hóa - một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.
Những người mắc bệnh gút không nên ăn ngao
Có thể bạn quan tâm
Là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao nên ngao cũng là loại có thành phần purin cao nên người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều đối với những người có bệnh gút hoặc tiền sử bệnh gút.
Ngao còn giúp cho những vấn đề về tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng. Dinh dưỡng trong ngao còn tham gia vào nhiều quá trình phản ứng chuyển hoá của cơ thể. Đó cũng là một yếu tố giúp phát triển chiều cao tốt ở trẻ.
Bên cạnh đó, trong ngao chứa thành phần đạm tương đối cao nên cũng rất bổ dưỡng đối với trẻ đang lớn và những người cần ăn lượng đạm cao để hồi phục cơ thể sau ốm, tăng cường miễn dịch.
Tuy nhiên, do là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao nên ngao cũng là loại có thành phần purin cao nên người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều đối với những người có bệnh gút hoặc tiền sử bệnh gút.
Theo Thuỳ Minh/VNMedia