Bất ngờ ngôi sao nghèo nàn kim loại nhất trong Milky Way

Google News

(Kiến Thức) - SMSS J160540.18-144323.1, một ngôi sao khổng lồ màu đỏ cực nghèo kim loại nằm trong quầng sáng của Milky Way, cách Trái đất khoảng 35.000 năm ánh sáng, chứa một lượng sắt thấp kỷ lục, theo một nghiên cứu mới cho thấy.

Những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ được cho là chỉ bao gồm có hydro và heli, cùng với dấu vết của lithium.

Những yếu tố này được tạo ra ngay sau hậu quả của vụ nổ Big Bang, trong khi tất cả các yếu tố nặng hơn đã xuất hiện từ sức nóng và áp lực từ các vụ nổ siêu tân tinh thảm khốc.

Bat ngo ngoi sao ngheo nan kim loai nhat trong Milky Way
Nguồn ảnh: Phys. 

Các ngôi sao như Mặt trời cũng giàu các nguyên tố nặng.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Thomas Nordlander đến từ Đại học Quốc gia Úc thuộc Trung tâm Vật lý học Khảo sát Bầu trời 3 chiều (ASTRO 3D) và các đồng nghiệp đã tìm thấy ngôi sao SMSS J160540.18-144323.1 bằng Kính viễn vọng SkyMapper tại Đài quan sát Siding Spring.

Phân tích quang phổ cho thấy, ngôi sao có hàm lượng sắt cực thấp chỉ 1/ 50 tỷ.

Ngôi sao nghèo kim loại này có khả năng hình thành chỉ vài trăm triệu năm sau Vụ nổ Big Bang, có hàm lượng sắt thấp hơn 1,5 triệu lần so với Mặt trời.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 

Huỳnh Dũng (theo Phys)