Giải mã cụm thiên hà quái đản đang hình thành trong vũ trụ

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn sử dụng dữ liệu từ Đài thiên văn Chandra X-Ray của NASA và các kính viễn vọng khác đưa ra một bản đồ chi tiết về vụ va chạm hiếm gặp giữa bốn cụm thiên hà. 

Cả bốn cụm, mỗi cụm có khối lượng ít nhất vài trăm nghìn tỷ lần so với mặt trời sẽ hợp nhất để tạo thành một trong những vật thể lớn nhất trong vũ trụ.

Các cụm thiên hà này là cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được giữ bởi trọng lực. Các cụm bao gồm hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn thiên hà được nhúng trong khí nóng và chứa một lượng lớn vật chất tối vô hình.

Các quan sát mới cho thấy, một cấu trúc khổng lồ đang được lắp ráp trong một hệ thống có tên Abell 1758, nằm cách Trái đất khoảng ba tỷ năm ánh sáng. Nó chứa 2 cặp cụm thiên hà va chạm đang hướng về nhau.

Giai ma cum thien ha quai dan dang hinh thanh trong vu tru
 Nguồn ảnh: Phys.

Các nhà khoa học lần đầu tiên công nhận Abell 1758 là một hệ thống cụm thiên hà bốn cực vào năm 2004 khi sử dụng dữ liệu từ Chandra và XMM-Newton, một vệ tinh được điều hành bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Mỗi cặp thiên hà trong hệ thống đang trên đường hợp nhất. Trong cặp phía bắc (trên cùng) được nhìn thấy trong hình ảnh tổng hợp, chúng hình thành khoảng 300 đến 400 triệu năm trước và cuối cùng sẽ gặp nhau trong tương lai. Cặp phía nam ở dưới cùng của hình ảnh có hai cụm gần nhau sẽ tiếp cận nhau sớm.

Tia X trong ảnh được hiển thị qua màu xanh lam và trắng, tương ứng mô tả phát xạ khuếch tán mờ hơn. Các nhà nghiên cứu ước tính hai cặp cụm  thiên hà đang di chuyển về nhau ở tốc độ 2.000.000-3.000.000 dặm một giờ (3-5.000.000 km một giờ). 

Trong tương lai, vụ va chạm giữa các cụm cũng ảnh hưởng đến các thành phần thiên hà của chúng, cũng như dòng khí nóng bao quanh chúng. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 

Huỳnh Dũng (theo Space)