Sửng sốt tiểu hành tinh lạ quay quanh Mặt trời mất 165 ngày

Google News

(Kiến Thức) - Tiểu hành tinh 2019 AQ3 trở thành đối tượng thiên văn mới nhất, độc đáo bất ngờ lọt vào tầm ngắm của giới khoa học, có thể đến gần Trái đất ở khoảng 22 triệu dặm (35,4 triệu km).

Vào ngày 4/1/2019, Đài thiên văn Palomar ở Nam California bất ngờ phát hiện một tiểu hành tinh kỳ lạ có tên khoa học là 2019 AQ3.

Phát hiện mới cho thấy, 2019 AQ3 quay quanh Mặt trời mất 165 ngày, theo một đường quỹ đạo hình eclip, nằm trong vùng quỹ đạo của sao Kim, Quan Chi Ye, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm phân tích và xử lý hồng ngoại (IPAC), một cơ sở khoa học và dữ liệu thiên văn học tại Viện Công nghệ California (Caltech) ở Pasadena cho biết trong một tuyên bố.

Sung sot tieu hanh tinh la quay quanh Mat troi mat 165 ngay
Nguồn ảnh: Phys. 

2019 AQ3 là một dạng tiểu hành tinh quý hiếm, độc đáo, có rất nhiều tiểu hành tinh tương tự như nó trong vũ trụ nhưng chưa được khám phá.

Tiểu hành tinh AQ3 2019 không nguy hiểm, nó có thể đến gần Trái đất ở khoảng 22 triệu dặm (35,4 triệu km), các nhà nghiên cứu cho biết.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)