Ngày nay, Trung Quốc vẫn còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc từ xưa, thậm chí có những công trình đã được sử dụng hàng nghìn năm khiến chúng ta phải thán phục trước sự thông thái của người cổ đại. Từ thời xa xưa, nhà cửa về cơ bản là kết cấu bằng gỗ, có nghĩa là cực kỳ khó thoát nạn trong tình huống hỏa hoạn. Tử Cấm Thành cũng là một công trình cổ kính bằng gỗ được bảo tồn tốt trong hàng trăm năm kể từ khi xây dựng. Vậy làm sao Tử Cấm Thành có thể được bảo quản tốt như vậy?
Tuổi thọ của Tử Cấm Thành
Từ năm 1406, một hoàng cung cổ nguy nga bắt đầu được xây dựng ở Trung Quốc, đó chính là Tử Cấm Thành. Nó được xây dựng trong tổng cộng 14 năm cho đến khi hoàn thành vào năm 1420. Tuy chỉ xây dựng được 14 năm nhưng công tác chuẩn bị sơ bộ của nó rất kỹ lưỡng. Xét cho cùng, đã hơn 600 năm kể từ khi Tử Cấm Thành được xây dựng, hàng trăm năm thăng trầm đủ hủy diệt hầu hết vạn vật trên thế gian này, nhưng tại sao 600 năm qua Tử Cấm Thành vẫn chưa sụp đổ?
Tử Cấm Thành đã trải qua các triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Vì là một công trình cổ kính với kết cấu bằng gỗ nên không thể tránh khỏi nguy cơ hỏa hoạn, và nó đã liên tục được trùng tu trong suốt nhiều thế kỷ qua. Ngay cả trong thời hiện đại, sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, để bảo vệ Tử Cấm Thành tốt hơn, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành cải tạo toàn diện Tử Cấm Thành. Trong khi phân loại các di tích văn hóa bên trong, một bí mật đã được phát hiện sau khi cạy mở gạch lát nền của Tử Cấm Thành.
Gạch lát nền trong Tử Cấm Thành
Nhiều người thắc mắc Tử Cấm Thành tồn tại trong 600 năm qua có phải là do nền móng của nó không? Đối với các công trình, tuy không thể bỏ qua vai trò của phần móng nhưng những phần khác cũng quan trọng không kém. Ngoài sự đồ sộ của Tử Cấm Thành, chắc chắn ai cũng có thể bắt gặp những viên gạch lát nền có thể nhìn thấy khắp nơi trong Tử Cấm Thành.
Là một người dân bình thường, chắc chắn ai cũng sẽ có được những viên gạch lát nền ưng ý cho ngôi nhà của mình, càng chưa kể đến Tử Cấm Thành tráng lệ, là nơi ở của hoàng đế. Nói về Tử Cấm Thành, luôn có câu nói lưu truyền trong dân gian. Cũng bởi vì câu nói này, khi Tử Cấm Thành đang được trùng tu rộng rãi, mọi ngóc ngách của nó đều được nghiên cứu kỹ lưỡng. Câu nói đó là "Các cung điện, vương phủ cổ, các phường trong Tử Cấm Thành, đều được lát bằng những viên gạch vuông bằng vàng".
Vậy gạch lát nền dùng trong Tử Cấm Thành có phải là gạch dát vàng không? Tất nhiên là không, tất nhiên vàng ở đây không phải dùng để chỉ thứ kim loại mang ký hiệu Au đó. Lý do chúng được gọi là gạch vàng bởi những người thợ thủ công xưa đã cho một ít dầu tung (dầu cây tung, hay cây du đồng – Việt Nam gọi là trẩu trơn) vào khuôn khi làm ra những viên gạch này. Là cung điện của hoàng đế, cho dù là gạch lát nền, đương nhiên cũng phải dùng vật liệu tốt nhất. Loại gạch này không phải ai cũng có thể mua được.
Bí mật dưới những viên gạch vàng trong Tử Cấm Thành
Gạch lát nền của Tử Cấm Thành không chỉ được làm từ nguyên liệu tốt mà còn cứng hơn gạch thông thường, và việc chế tạo cũng tốn nhiều công sức hơn so với gạch thông thường. Ngoại trừ hoàng đế, những người sử dụng những viên gạch này thời cổ đại đều là những quan chức và quý tộc quyền lực. Và bí mật khiến Tử Cấm Thành hàng trăm năm không bị thất thủ cũng được cất giấu dưới những viên gạch vàng này.
Trong Tử Cấm Thành, sai số giữa mỗi viên gạch vàng là rất nhỏ, để làm ra 50.000 viên gạch vàng phải mất 3 năm, hơn nữa chỉ có thể được sản xuất ở Tô Châu. Tuy nhiên, chế tạo thành công không có nghĩa là sẽ được sử dụng, vì những viên gạch vàng này sẽ được kiểm tra từng viên một sau khi chúng được chuyển đến Tử Cấm Thành. Tiêu chuẩn tuyển chọn thậm chí có thể so sánh với tiêu chuẩn tuyển chọn thê thiếp của hoàng đế, đòi hỏi sự sàng lọc nghiêm ngặt.
Theo ghi chép trong các cuốn quan thư về "Công trình tác pháp" của triều đại nhà Thanh, một viên gạch vàng dài hai thước, mỗi người thợ chỉ có thể được mài 3 viên. Khi lát nền, ba người thợ, gồm một thợ ốp lát chính và 2 thợ phụ, cũng chỉ có thể lát 5 viên một ngày. Ví dụ, khi lát gạch nền trong điện Thái Hòa, họ đã cần tới 1573 người thợ mài, 944 thợ ốp lát và 1888 thợ phụ.
Từ những thông tin trên, có thể hiểu việc đặt những viên gạch vàng trong Tử Cấm Thành rất tốn công sức và thời gian. Vốn dĩ dự án này đã tiêu tốn nhân lực, lát một tầng đã không hề dễ dàng, trong khi phần nền của Tử Cấm Thành đã được lát mười lăm tầng. Khi đó, Minh Thành Tổ đề phòng trộm cắp, lo ngại có người đào đường hầm vào Tử Cấm Thành nên đã yêu cầu lát 15 tầng gạch. Tổng số tiền tương đương với 80 triệu nhân dân tệ hiện tại. Đằng sau sự lắp đặt thành công của những viên gạch này là công sức lao động miệt mài của không biết bao nhiêu người lao động. Sau khi lát gạch nền trong Tử cấm thành xong, để không bị lộ bí mật này, tất cả những người thợ đã được lệnh phải thành người câm. Bởi vậy các chuyện gia sau khi tìm hiểu được bí mật này, họ đều thở dài cho rằng, Chu Đệ (Minh thành tổ Chu đệ - vị hoàng đế thứ 3 của nhà Minh) quả thực là một bạo đế kiệt xuất trong lịch sử.
Theo Danviet