Bí mật về lời nói dối của Hoàng đế Khang Hi với người thị nữ

Google News

Tô Ma Lạt Cô là một Thị nữ hầu hạ thân cận của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.

Tô Mạt Lạt Cô luôn kề cận bên Hiếu Trang từ lúc bà xuất giá, thành Hoàng hậu rồi đến cả trở thành Thái hậu. Sau khi Hoàng Thái Cực qua đời, Hiếu Trang Thái hậu luôn tìm cách để con trai mình đăng cơ và cuối cùng mục đích của bà cũng đã thành công. Người con trai ấy chính là Thuận Trị đế.

Bi mat ve loi noi doi cua Hoang de Khang Hi voi nguoi thi nu

Thế nhưng, Thuận Trị đế và Hiếu Trang Thái hậu luôn bất đồng trên tư tưởng và trong nhiều phương diện khác. Hiếu Trang Thái hậu luôn muốn nhúng tay vào vấn đề chính trị đất nước, nhưng tất cả đều bị Thuận Trị đế áp chế. Từ đó, quan hệ mẫu tử không được hòa thuận như bề ngoài.

Bi mat ve loi noi doi cua Hoang de Khang Hi voi nguoi thi nu-Hinh-2

Mãi đến khi Ái Tân Giác La Huyền Diệp ra đời vào năm 1654 (Khang Hi đế sau này), Hiếu Trang Thái hậu đã vô cùng vui mừng và lệnh Tô Ma Lạt Cô đích thân chăm sóc cho Huyền Diệp.

Mặc dù chỉ là một thị nữ của Hoàng hậu nhưng đối với Huyền Diệp mà nói, Tô Ma Lạt Cô cũng coi như có ân dưỡng dục và là người thân cận bầu bạn từ nhỏ. Về sau, Huyền Diệp lại giao đứa con trai thứ 12 của mình là Dận Đào cho Tô Ma Lạt Cô tiếp tục nuôi dưỡng.

Năm 1661, Thuận Trị đế đột ngột qua đời. Lúc này, Huyền Diệp đăng cơ làm Hoàng đế trong khi chỉ mới 8 tuổi, lấy niên hiệu là Khang Hi. Hai năm sau, mẹ của Huyền Diệp qua đời. Hiếu Trang Thái hậu sử dụng kinh nghiệm của mình để dạy cho Huyền Diệp cách cai quản quần thần và thống trị thiên hạ.

Năm Khang Hi thứ 26 (1687), Khang Hi đế đã lập được không ít thành công trong vai trò Hoàng đế, Hiếu Trang Thái hậu qua đời trong mãn nguyện, hưởng thọ 75 tuổi. Sau khi Hiếu Trang Thái hậu qua đời, Tô Ma Lạt Cô tiếp tục sống trong Hoàng cung thêm 18 năm.

Dận Đào trưởng thành, Tô Ma Lạt Cô cũng chính thức lui về với cuộc sống tĩnh lặng hơn trong những năm cuối đời, một lòng hướng Phật.

Khang Hi năm thứ 44 (1705), Tô Ma Lạt Cô qua đời. Khang Hi đế tổ chức tang lễ cho Tô Ma Lạt Cô theo nghi thức lễ Tần (nghi thức dành cho phi Tần của Hậu cung). Khang Hi còn lệnh cho các A Ca đều phải tham gia nghi lễ an táng và lúc nào cũng phải thay phiên nhau cùng với Thập Nhị A Ca Dận Đào túc trực bên cạnh Tô Ma Lạt Cô trong những nghi thức cuối cùng.

Bi mat ve loi noi doi cua Hoang de Khang Hi voi nguoi thi nu-Hinh-3

Đến năm 1931, Chiếu Tây lăng (thuộc hệ thống Thanh Đông lăng của Hoàng gia) của Hiếu Trang Thái hậu đã bị tên trộm mộ khét tiếng Tôn Điện Anh "ghé thăm".

Được biết, Tô Ma Lạt Cô cũng được được chôn cất trong Chiếu Tây lăng để cùng hầu hạ và bầu bạn với Hiếu Trang Thái hậu ở thế giới bên kia. Mãi về sau, chuyên gia khảo cổ tiến hành khai quật mộ tẩm thì mới phát hiện và phơi bày lời nói dối trăm năm của Khang Hi đế.

Mặc dù Tô Ma Lạt Cô và Hiếu Trang Thái hậu được an táng trong cùng một lăng tẩm, nhưng bà cả đời cũng không thể nào so sánh được với Hiếu Trang Thái hậu cao quý. Chuyên gia khảo cổ không hề tìm thấy bất kỳ một vật bồi táng nào trong mộ huyệt của Tô Ma Lạt Cô, ngoài duy nhất một chiếc hộp đựng tro cốt nhỏ bé lẻ loi.

Chưa kể, phòng mộ của Tô Ma Lạt Cô vô cùng nhỏ hẹp, kết cấu đơn giản đến mức khiến người khác không thể nào liên tưởng được đến người từng được Khang Hi đế đặc cách cử hành nghi thức lễ Tần năm xưa.

Tô Ma Lạt Cô tồn tại với thân phận là một hầu nữ không hơn không kém. Mặc dù có ân với Khang Hi đế, nhưng Khang Hi vẫn không thể nào bỏ qua được định kiến phân biệt giai cấp tầng lớp của mình.

Bi mat ve loi noi doi cua Hoang de Khang Hi voi nguoi thi nu-Hinh-4

Ngài cho rằng việc cho Tô Ma Lạt Cô an táng cùng Hiếu Trang Thái hậu trong cùng một lăng tẩm Hoàng gia đã là một niềm vinh dự to lớn, nên không thể đặc cách thêm nhiều quyền lợi hơn nữa.

Khang Hi đế thể hiện với người đời rằng mình là một Hoàng đế trọng tình trọng nghĩa khi đã ban đặc ân cao quý cho người từng kề cận nuôi dưỡng từ nhỏ - Tô Ma Lạt Cô. Thế nhưng đến cả một vật bồi táng đàng hoàng cũng không thể chuẩn bị cho Tô Ma Lạt Cô, vậy thì nghi thức lễ Tần trước đó còn có nghĩa lý gì nữa?

Chuyên gia khảo cổ đã lật tẩy hành động được cho là "nghĩa cử cao đẹp" của Khang Hi đế năm xưa. Phải chăng lời của Hoàng đế đến cùng cũng chỉ là một lời nói suông khi đứng trước sự khác biệt về thân phận tầng lớp hay sao?

Theo PV / Pháp luật và Bạn đọc