Nếu Tào Thào nghe lời Lã Bố, lịch sử Tam quốc có lẽ phải viết lại

Google News

Lã Bố, tự là Phụng Tiên, xuất thân nghèo hèn, được xưng tụng là

Nhiều người cho rằng Lã Bố chỉ là kẻ lỗ mãng vô học, nhưng thực tế Lã Bố là người văn võ song toàn, là nhân tài hiếm có.

Năm 189, Lã Bố được Thứ sử Tịnh Châu đương nhiệm là Đinh Nguyên coi trọng, được bổ nhiệm làm chủ bộ.

Bấy giờ, Hà Tiến bí mật âm mưu nhân cái chết của Hán Linh Đế để giết bọn hoạn quan, đưa quân tập hợp tại Lạc Dương. Đinh Nguyên vốn cũng cùng Hà Tiến đi giết bọn hoạn quan, nhưng sự việc bất ngờ xảy ra, Hà Tiến bị bọn hoạn quan giết chết.

Đổng Trác – kẻ đối chọi gay gắt với Đinh Nguyên cũng nhân lúc ấy vào kinh, thâu tóm được đại quyền nhà Hán trong tay.

Đổng Trác còn lừa gạt Lã Bố, để Lã Bố đi giết Đinh Nguyên, sau đó thâu tóm tất cả binh mã của Đinh Nguyên vào dưới tay mình, Lã Bố sau đó cũng nhận Đổng Trác làm cha nuôi.

Song, việc Đổng Trác lũng loạn triều chính đã dẫn đến việc Tôn Kiên dẫn quân thảo phạt. Để nghênh đón kẻ địch, Đổng Trác đã cử Tây Lương Đại tướng quân Hồ Chẩn cùng Đổng Trác đi phá thế tiến công của Tôn Kiên.

Nhưng, Lã Bố vì xích mích với Hồ Chẩn nên đã khiến việc phá thế quân thảo phạt thất bại. Vì thế, Đổng Trác mang theo Hán Hiến Đế chạy đến Trường An.

Đổng Trác luôn coi Lã Bố là một kẻ lỗ mãng chỉ giỏi dùng vũ lực, nên chưa từng tôn trọng Lã Bố, thậm chí còn từng giương kích, suýt chút nữa giết chết Lã Bố. Thêm vào đó, Lã Bố về sau còn tư thông với thị tì của Đổng Trác, cho nên trong lòng vô cùng thấp thỏm, sợ hãi.

Neu Tao Thao nghe loi La Bo, lich su Tam quoc co le phai viet lai
 Hình ảnh Lã Bố trên phim.

Lúc ấy, Vương Doãn muốn lợi dụng Lã Bố giết Đổng Trác, kế hoạch này của Vương Doãn về sau thành công và hành động này có thể coi như một đại công đối với hoàng thất nhà Hán. Lã Bố cũng nhờ đó mà có thể cùng Vương Doãn tham gia vào việc triều chính.

Về sau, quân Tây Lương tấn công thành Trường An, Vương Doãn hi sinh trong trận chiến, Lã Bố nhân cơ hội bỏ trốn.

Sau khi Lã Bố chạy thoát, nghĩ muốn đầu quân cho Viên Thuật, nhưng lại bị Viên Thuật từ chối. Không thể đầu quân cho Viên Thuật, Lã Bố lại tiếp tục đầu quân sang phe Viên Thiệu, nhưng suýt chút nữa chết bởi ám toán của Viên Thiệu.

Cho nên, sau đó Lã Bố đã đầu quân vào phe người anh em Trương Dương của mình, muốn ở bên thế lực của Trương Dương sống yên ổn một thời gian. Tuy nhiên, Lã Bố lại bị Trần Cung – người từng là mưu sĩ của Tào Tháo lợi dụng để trấn thủ Duyện Châu.

Bấy giờ Tào Tháo đang mang quân đi đánh Đào Khiêm, Trần Cung ở Duyện Châu câu kết với Trương Mạc làm loạn, bởi vì lo sợ bản thân không địch lại nổi Tào Tháo, nên đã tính toán lừa Lã Bố đến.

Kết quả dĩ nhiên là Tào Tháo giành chiến thắng, Lã Bố chỉ có thể tiếp tục đi tìm thế lực khác để nương nhờ, lần này Lã Bố chọn Lưu Bị. Nhưng Lã Bố lại thừa cơ chiếm lấy Từ Châu, ngược lại còn thu nạp Lưu Bị về chịu sự quản lý của mình.

Năm 197, Viên Thuật muốn liên thủ với Lã Bố, cho nên muốn để con trai mình lấy con gái Lã Bố làm vợ, hai bên kết tình thông gia. Viên Thuật cử Hàn Dận làm sứ giả đi đón con gái của Lã Bố.

Lúc ấy, Trần Khuê lo sợ nếu Lã Bố và Viên Thuật kết thành liên minh sẽ chỉ có hại cho quốc gia nên đã khuyên Lã Bố kết liên minh với Tào Tháo, Lã Bố tin theo lời Trần Khuê, giết sứ giả là Hàn Dận, mang con gái mình quay về.

Cái chết của Lã Bố

Năm 198, Lã Bố lại kết liên minh với Viên Thuật lần nữa, Tào Tháo đã đích thân dẫn quân đến tấn công Lã Bố. Lã Bố tuy chiến bại, nhưng vẫn kiên trì tử thủ được thêm 3 tháng, sau cùng bị thuộc hạ phản bội, bị bắt sống trên thành Bạch Môn.

Tào Tháo vốn đã muốn giết Lã Bố, nhưng Lã Bố đã bảo Tào Tháo rằng, chỉ cần theo phe Tào Tháo, Táo Tháo sẽ giống như hổ thêm cánh, nhất định sẽ chiếm được cả thiên hạ.

Tào Tháo vốn đã có ý xuôi theo Lã Bố, không muốn giết Lã Bố nữa. Nhưng Lưu Bị khi đó ở bên cạnh đã khuyên Tào Tháo rằng phải chặt đứt đường sống của Lã Bố.

Lã Bố trước khi chết đã hét lớn một câu, rằng: "Thị nhi tối phả tin giả", nghĩa của câu này là: Lưu Bị là kẻ không đáng tin tưởng nhất.

Lã Bố cho rằng bản thân mình và Lưu Bị đều là người xuất thân giống nhau, phải giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái mới phải, khi bản thân rơi vào cảnh nguy hiểm, Lưu Bị đáng lý phải cứu mình khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng. Nhưng những điều ấy cũng chỉ là suy nghĩ một phía của Lã Bố.

Nếu như Tào Tháo khi đó không nghe theo lời Lưu Bị mà chú ý đến lời Lã Bố, chấp nhận lời đề nghị của Lã Bố, không loại bỏ ông ta thì có lẽ thế cục Tam quốc đã rẽ sang hướng khác.

Theo Khánh An/Báo Tổ quốc