Ngôi làng bị mất tích suốt 71 năm nay lại được tìm thấy

Google News

Hồ thủy điện tạm dừng sửa chữa và dấu tích về ngôi làng cổ dần được xuất hiện trước phát hiện tình cờ của người dân địa phương.

Hồ Resia đã được đưa vào sử dụng sau khi nhấn chìm ngôi làng Curon.

Ngôi làng Curon ở phía đông bắc Nam Tyrol (Ý) xuất hiện lần đầu tiên kể từ năm 1950 sau khi bị ngập lụt và trở thành một hồ chứa. Chính quyền địa phương quyết làm ngập ngôi làng bất chấp sự phản đối của người dân địa phương.

Ngay sau đó, một con đập được xây dựng để hợp nhất hai hồ tự nhiên và ngôi làng và được bao phủ bởi hồ Resia. Hồ Resia trở thành điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng với hình ảnh tháp chuông nhô ra khỏi hồ đóng băng vào mùa đông và cao hơn 20 feet (6.1m). Khách du lịch có thể đi bộ đến ngọn tháp và khám phá kiến trúc hàng thế kỷ này.

Hồ thủy điện Resia với tháp chuông cao 6.1m

Đến thời điểm hiện tại, hồ Resia đang được rút nước để sửa chữa và điều bất ngờ đã xảy ra. Một số người dân địa phương đã phát hiện ra những bậc thang, hầm rượu và những bức tường nhô lên khỏi mặt nước.

Bậc thang được nhô lên khỏi mặt đất sau khi hồ Resia tiến hành sửa chữa

Hầm đựng rượu của ngôi nhà trong làng đã hiện rõ thu hút tò mò của người dân địa phương

Một ngôi làng bị bỏ hoang ngập trong nước suốt 71 năm để tạo ra một nhà máy thủy điện đã xuất hiện trở lại. Những gì còn sót lại của ngôi làng cổ Curon đã nhô lên mặt đất.  

Theo Thảo Ly/Báo Tổ quốc