Người ta biết rất ít về người phụ nữ này cho đến khi tác giả Mark O’Neill bắt đầu nghiên cứu về cuộc đời bà. Và cuốn tiểu sử về người vợ Nga đầy bí ẩn của Tưởng Chính Quốc đã mang lại nhiều thông tin bất ngờ.
Trong một bức ảnh được chụp vào giữa những năm 1930, một phụ nữ trẻ mặc áo tắm sọc nằm ở vùng nông của một con sông gần thành phố Sverdlovsk của Nga, nơi từng có tên là Yekatery vào những năm 1990.
Tóc của cô ấy ngắn và cuộn tròn phía sau đầu và tai, phù hợp với thời trang châu Âu thời bấy giờ. Một tay duỗi ra để che bàn tay của một người đàn ông Trung Quốc trẻ tuổi, rám nắng và ưa nhìn. Người phụ nữ trong bức ảnh là Faina Vakhreva. Người đàn ông bên cạnh chính là chồng của cô, Tưởng Kinh Quốc, con trai của Tưởng Giới Thạch.
Họ có một cuộc hôn nhân trọn đời, bên nhau 53 năm, tới tận khi họ mất.
|
Faina và Tưởng Kinh Quốc với bốn đứa con của họ. |
Sau khi kết hôn với Tưởng Kinh Quốc, bà được người Trung Quốc biết đến dưới tên Tưởng Phương Lương. Trong cuộc sống phi thường của mình, bà đã từ một công nhân nhà máy tới thành viên đề nhất gia tộc Trung Quốc. Lịch sử xoay vần, bà theo chồng sang Đài Loan, và theo luật quân sự, Tưởng Kinh Quốc kế vị cha làm lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc.
Nhà văn và nhà phân tích Trung Quốc Mark O'Neill là người viết tiểu sử của bà “Công chúa Nga của Trung Quốc: Người vợ thầm lặng của Tưởng Kinh Quốc” – cuốn sách được xuất bản cả bằng tiếng Trung và tiếng Anh.
Cuốn sách ông viết là một bức chân dung của một người phụ nữ có cuộc sống không hề dễ dàng. Một đứa trẻ mồ côi sinh ra trong nghèo khó ở Đông Belarus năm 1916. Trong khi cuộc sống của bà có tất cả những cạm bẫy của đặc quyền và quyền lực, bà dường như hạnh phúc nhất với tư cách là một bà nội trợ thanh đạm.
|
Faina và Tưởng Kinh Quốc với con trai đầu lòng của họ, Tưởng Hiếu Văn, ở Trung Quốc vào cuối những năm 1930. |
Câu chuyện về Tưởng Kinh Quốc rất nổi tiếng và thật khó để viết một cái gì đó mới về ông này, Mark O'Neill từng nhận xét. Nhưng vợ ông là một bí mật và vì vậy một chủ đề tốt hơn cho một tiểu sử. Không có người phụ nữ đặc biệt này, Tưởng Kinh Quốc không là chính ông.
Mark O'Neill đã sống ở châu Á trong hơn 40 năm. Ông đến Hồng Kông năm 1978 để làm việc cho đài truyền hình RTHK và 3 năm sau đó chuyển đến Đài Loan để học tiếng Quan Thoại. Ông nhớ lại, trở thành Đệ nhất phu nhân của Trung Hoa Dân Quốc năm 1978, nhưng sau chồng được bổ nhiệm làm tổng thống, bà Faina – Tưởng Phương Lương vẫn là một nhân vật bí ẩn mà ít người nhìn thấy.
Trong thời gian ở trên đảo và trong nhiều chuyến viếng thăm sau đó, O'Neill đã bị mê hoặc bởi gia đình tổng thống và bởi Faina.
O’Neill đã thử hỏi qua nhiều người, nhưng những người khác đều từ chối phỏng vấn, chỉ có con dâu bà - Elizabeth Tưởng - mô tả mẹ chồng là người sôi nổi và vui vẻ, ở nhà thường kể chuyện cười bằng tiếng Nga hoặc tiếng Trung Quốc.
Đối với Tưởng Kinh Quốc, người vợ Nga Faina là người bạn đời tuyệt đối trung thành và chung thủy suốt cuộc đời bất chấp những thách thức lớn, những giai đoạn chia ly và sự không chung thủy lặp đi lặp lại của ông.
O'Neill nói rằng trong hồi ký của Tưởng Kinh Quốc, Cuộc sống của tôi ở Liên Xô, ông đã mô tả Faina là người bạn duy nhất của mình tại Nhà máy Máy móc hạng nặng Ural ở Sverdlovsk - nơi chính quyền Liên Xô đã gửi ông đến làm việc trong thời gian ông bị giam giữ - nơi ông là người giám sát của cô vào đầu những năm 1930.
|
Phía trước: Tưởng Giới Thạch và người vợ thứ ba Tống Mỹ Linh. Phía sau, từ bên phải: Faina, con gái Tưởng Hiếu Chương và chồng. |
"Chúng tôi gặp nhau sau khi cô tốt nghiệp trường kỹ sư. Tôi là cấp trên của cô ấy. Cô ấy là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh của tôi. Bất cứ khi nào tôi gặp khó khăn, cô ấy luôn bày tỏ sự thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ", ông viết.
Trong những thông tin mà tác giả O'Neill thu thập được, cuộc đời của bà Faina đã trải qua những khó khăn từ thuở nhỏ. Cuốn sách kể lại, Faina đã được chị gái nuôi dưỡng và sống trong cảnh nghèo khó trong suốt những năm đầu đời.
Còn Tưởng Kinh Quốc được gửi đến Liên Xô từ năm 15 tuổi để học chủ nghĩa cộng sản tại Đại học Tôn Dật Tiên ở Moscow. Đó là khi Tưởng Giới Thạch đến Nga năm 1923 để mua vũ khí, và quyết định gửi con trai mình đến đó theo học.
Đặng Tiểu Bình là một trong những người bạn cùng lớp của Tưởng Chính Quốc, và trong một dịp họ đã đi dọc theo một con sông đóng băng ở Moscow và nói chuyện. Ở Faina, Tưởng Kinh Quốc đã tìm thấy một phụ nữ trẻ vui vẻ, hòa đồng, thích trượt băng và đi bộ đường dài.
|
Tưởng Kinh Quốc và Faina trong những chuyến đi bộ đường dài ngoài Đài Bắc. |
Họ kết hôn năm 1935 và sống trong một căn hộ nhỏ ở Sverdlovsk. Năm 1937, họ trở về Trung Quốc.
Bà Faina không bao giờ quay trở lại Nga sau khi rời đi cùng chồng và đứa con trai nhỏ vào năm 1937. Và đây không phải là cuộc sống mà bà mong đợi. Bà luôn mong được sống phần đời còn lại với chồng ở Liên Xô.
Tưởng Giới Thạch yêu cháu trai của mình, con trai Faina, và tác giả O'Neill suy đoán rằng nếu không có cậu bé, Faina có thể lặng lẽ biến mất khỏi cuộc đời của Tưởng Kinh Quốc và thay thế vào đó là một người vợ phù hợp hơn đến từ một gia tộc Trung Quốc.
Vợ chồng Tưởng Kinh Quốc và Faina ban đầu đến tỉnh Chiết Giang để ở với mẹ của Tưởng Chính Quốc là bà Mao Phúc Mai. Người phụ nữ tóc vàng mắt xanh khi đó thu hút không ít sự chú ý của người dân địa phương.
Khi Tưởng Kinh Quốc ngày càng được giao nhiều nhiệm vụ, Faina cũng trở nên tích cực và được nhiều người biết đến hơn với tư cách là vợ lãnh đạo địa phương. Nhưng đó cũng là thời gian bà phải chịu đựng nhiều đau khổ khi chồng bà ngoại tình với một người bạn đồng nghiệp dẫn đến việc sinh đôi. Người phụ nữ kia sau đó chết một cách bí ẩn.
Khi gia đình chuyển tới Trùng Khánh, Tưởng Kinh Quốc cũng trở thành cố vấn chủ chốt của cha – Tưởng Giới Thạch. Đây cũng là một trong những quãng thời gian cô đơn và chờ đợi của Faina. Cùng các con đến Đài Loan, Faina đã mất 8 tháng chờ đợi tin tức về chồng mà không biết ông ở đâu. Tưởng Kinh Quốc yêu cầu bà đừng hỏi ông ta về cuộc sống chính trị và bà đã tuân thủ, chấp nhận vai trò của một người vợ làm nội trợ.
Hai người con trai lớn của Faina là Tưởng Hiếu Văn và Tưởng Hiếu Vũ thích bắn súng, tiệc tùng. Đáng tiếc là ba người con của bà đều chết sớm vì ung thư và tiểu đường, trong một thời gian ngắn, chưa ai trong đó sống tới 50 tuổi. O'Neill phát hiện ra rằng, một số người Đài Loan cảm thấy đó là sự trừng phạt đối với những hành động của Tưởng Giới Thạch- ông nội họ.
Về phần Faina, ban đầu bà rất thích cơ hội chơi gôn, chơi bowling và đi bộ đến các cửa hàng. Bà cố gắng kiềm chế chồng uống rượu và ăn đồ ngọt vì bệnh tiểu đường tàn phá sức khỏe của Tưởng Kinh Quốc. Bản thân là người nghiện thuốc lá nặng, bà Faina bị hen suyễn và ngày càng bị cô lập. Faina qua đời vì biến chứng ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc vào ngày 15/12/2004, ở tuổi 88. Khi đó bà đã sống lâu hơn chồng 16 năm.
Trong cuốn sách của mình, O'Neill tiết lộ rằng chị gái của Faina, người nuôi nấng bà thưở nhỏ, đã viết thư cho bà khi bà ở Đài Loan. Đó là cuộc giao tiếp đầu tiên sau 30 năm, nhưng Tưởng Kinh Quốc quyết định không đưa thư cho bà.
Theo Tuấn Anh/Dân Việt