Thời cổ đại, địa vị người phụ nữ trong xã hội rất thấp, trong xã hội nam tôn nữ ti, người phụ nữ là giai cấp bị áp bức, chịu sự bất công về quyền lực và đãi ngộ.
Thời bấy giờ, chỉ có nam giới mới có thể làm quan, làm kinh tế, phát triển sự nghiệp, còn người phụ nữ chỉ có thể chấp nhận cuộc sống "cửa lớn không ra, cửa nhỏ không bước".
Sau khi gả sang nhà chồng, chỉ có thể hầu chồng chăm con, nếu như muốn thay đổi vận mệnh cuộc sống thì chỉ có cách duy nhất là gả cho người có thân phận và địa vị hơn người.
Thời cổ đại, người nắm quyền cao nhất là Hoàng đế, cho nên có rất nhiều cô gái muốn được gả vào cung làm phi tử, để có thể thay đổi thân phận chính mình, thậm chí mơ đến ước mơ trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ.
Cho dù không thể trở thành Hoàng hậu, thì dù chỉ là một phi tần, địa vị và thân phận các nàng cũng đã rất cao quý, là điều mà những cô gái bình thường ước mong, ngưỡng mộ.
Thực tế là, không chỉ những cô gái ước mong được vào cung làm phi, mà đến cả gia đình dòng tộc của họ cũng mong con gái có thể thành phi tần của hoàng thượng, vì như thế, cả dòng họ sẽ được quang vinh, trở thành thân thích với hoàng tộc.
Muốn trở thành phi tử cũng không phải là điều dễ dàng, cho dù đã tiến cung thành phi, nhưng để tồn tại sống sót được trong cung cũng là việc rất khó.
Hậu cung của hoàng đế là nơi ngập tràn đấu đá, tranh giành, chỉ cần sơ sẩy một chút thôi cũng sẽ trở thành vật hi sinh trong các trận tranh đấu hậu cung, nếu thất bại sẽ bị đẩy vào lãnh cung, nhiều khi còn liên lụy đến an nguy cả gia tộc.
Chắc hẳn các bạn đều biết đạo lí "có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu", điều này được thể hiện rõ ràng trên thân phận những vị phi tử trong hậu cung, cụ thể là, một gia tộc có vị phi tử được hoàng thượng ân sủng, cả nhà sẽ được hưởng hết vinh hoa phú quý, nhưng cũng có thể vì phi tử bị đẩy vào lãnh cung mà gặp phải họa diệt tộc.
Nhưng cho dù nói như thế nào đi nữa, trong thời kỳ phong kiến, xã hội nam tôn nữ ti, một gia tộc nếu có con cháu làm phi, chắc chắn là chuyện tốt, làm rạng danh tổ tông, có thể được tiến cung làm phi, hưởng hết vinh hoa phú quý, cũng là điều khiến người khác phải ngưỡng mộ.
Những nỗi khổ không ai thấu của phận làm phi tử
Nhưng hậu cung sâu như biển, một khi bước vào, dù rằng cuộc sống bên ngoài của các vị phi tần đều lấp lánh rực rỡ, nhưng đằng sau đó là biết bao cay đắng, thậm chí còn gặp phải tai ương không lường trước, trở thành vật hi sinh trong những cuộc tranh đấu hậu cung.
Mọi người đều biết, sau khi tiến cung trở thành phi tử, cả cuộc đời sẽ bị giam cầm trong cung, không có cơ hội rời đi, hoàn toàn mất đi tự do của chính mình, lại rất khó để gặp lại người nhà.
Nếu phi tử muốn gặp người thân trong nhà, trừ phi là nhận được sự khai ân đặc biệt từ hoàng thượng hoặc hoàng hậu, hoặc gia đình lập được công lớn, nếu không thì ngay đến cơ hội cũng chẳng có được, càng đừng nghĩ đến việc thường xuyên trở về thăm nhà như những cô gái bình thường khác.
Dù phải trả giá nhiều đắng cay, nhưng đổi lại họ có được những vinh sủng mà người thường không thể sánh được.
Nhưng vinh sủng cũng không tồn tại mãi mãi, muốn đứng vững trong hoàng cung là việc rất khó, vì suy cho cùng, hoa cũng chẳng thể tươi mãi, hoàng đế là người gặp một người yêu một người nên phi tử rất dễ dàng phải nhận sự lạnh nhạt của hoàng thượng, nếu như không sinh được hoàng tử kề bên, thì địa vị trong cung khó mà ổn định được.
Quy định trong hậu cung vô cùng nghiêm khắc, dù là hoàng thượng hoàng hậu cũng phải tuân thủ theo, nếu như bất cẩn phạm sai lầm hoặc thất bại trong những cuộc tranh đấu hậu cung thì hậu quả phải chịu là bị nhốt vào lãnh cung.
Lãnh cung là nơi chuyên giam nhốt những phi tử phạm tội, điều kiện trong đó vô cùng kém, thậm chí còn không bằng cả nơi ở của thái giám, cung nữ trong cung. Với hoàng đế, những phi tử bị nhốt vào lãnh cung cũng giống như mây khói trước mắt, chẳng đáng để được coi trọng.
Còn với chính những phi tử bị đày đến lãnh cung thì đây chính là kết cục thảm khốc nhất, họ phải trải qua quãng đời còn lại trong cô đơn nơi lãnh cung lạnh lẽo, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, nhiều khi còn phải chịu đựng sự bắt nạt, chèn ép của thái giám và cung nữ, thậm chí còn có những vị phi sau khi bị đày vào lãnh cung mà trở nên điên dại, cả đời cứ điên điên khùng khùng như thế, đừng nói đến những châu báu lụa là khi trước, chỉ riêng việc ăn đủ no mặc đủ ấm đã là rất khó, sống khổ sở trong lãnh cung rồi chờ đến ngày chết.
Tại sao thái giám lại tranh nhau để được đi hầu hạ những phi tử bị đày vào lãnh cung?
Với những phi tử, kết cục như vậy là vô cùng thảm khốc, mất đi thân phận, địa vị, mất đi tất cả quyền lực, nhưng cho dù như thế, vẫn có những thái giám tranh nhau để được làm việc tại lãnh cung, hầu hạ họ.
Trong mắt những thái giám ấy, đây chính là một công việc béo bở. Tại sao lại như thế? Nguyên nhân chủ yếu là vì nơi đây có thể bòn rút nhiều lợi lộc.
Tuy rằng các phi tử bị đày vào lãnh cung, nhưng để có thể trở thành phi tử, thì ắt hẳn đằng sau các nàng phải là gia tộc quyền thế, hơn nữa "lạc đà gầy vẫn hơn ngựa", các nàng dù bị đày vào lãnh cung, nhưng trong tay chắc chắn vẫn còn vàng bạc châu báu.
Để có được cuộc sống thoải mái hơn, các nàng sẽ lấy tiền bạc đó hối lộ cho thái giám, hoặc nhờ gia đình mình bỏ tiền nhờ thái giám, giúp các nàng có cuộc sống tốt hơn.
Hơn thế, thái giám đảm nhận vị trí ở lãnh cung cũng sẽ vì vậy mà được hưởng bổng lộc cao hơn, nếu so với các công việc khác thì công việc trong lãnh cung khá là tự do, nhàn hạ, họ không cần suốt ngày lo lắng lỡ đắc tội với người nào đó mà mất đi mạng quèn của mình, công việc phải làm cũng thoải mái rất nhiều.
Cho nên, đối với nhiều thái giám, vị trí trong lãnh cung này quả thực là công việc rất tốt.
Theo Trí Thức Trẻ