Vì sao Gia Cát Lượng không thẳng tiến Trường An?

Google News

Những khu vực chiến lược trọng yếu, mang ý nghĩa quyết định thành bại, luôn là mục tiêu chiếm lĩnh xưa nay của các nhà chiến lược quân sự, trong đó có Gia Cát Lượng.

Vi sao Gia Cat Luong khong thang tien Truong An?

Gia Cát Lượng nhiều lần tiến hành bắc phạt, mục tiêu chiến lược là đánh chiếm Lũng Hữu, nhưng đều không thành công. Ảnh: Baidu.

Khi đọc lịch sử Tam quốc, rất nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao trong vài chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng đều không làm theo đề nghị của Ngụy Diên, đó là từ Tử Ngọ Cốc tiến đánh thẳng tới Trường An? Đây không chỉ là vấn đề về chiến lược quân sự, mà còn liên quan rất lớn đến chính trị nội bộ của Thục Hán.

Như vậy, nội bộ thế lực của Thục Hán gồm có những phe phái nào? Rất nhiều người biết các phe phái trong nội bộ Thục Hán chủ yếu phân thành phái Kinh Châu và phái Ích Châu. Tuy nhiên, ngoài hai phái này, trong quá trình đoạt lấy Tây Xuyên, Lưu Bị còn tiếp nhận một phái lớn đó là quân Tây Lương do Mã Siêu mang đến.

So với phái Kinh Châu và phái Ích Châu, khả năng của phái Tây Lương trong nội bộ Thục Hán cũng không thể coi thường. Quân Tây Lương của Mã Siêu có thể tiêu diệt quân Tào Tháo trên chiến trường, sức chiến đấu không phải bình thường. Trong khi đó, khi Bắc phạt, Gia Cát Lượng cũng rất coi trọng quân Tây Lương, em trai Mã Siêu là Mã Đại cũng luôn cùng Gia Cát Lượng tham gia vài lần bắc phạt.

Gia Cát Lượng mấy lần đánh Ngụy, đã quyết tâm và kiên trì tấn công Lũng Hữu, bởi vì nơi đây chính là quê nhà của quân Tây Lương. Mặc dù Trường An là một trong những thành trì quan trọng nhất khi đó, nhưng giá trị chiến lược của Trường An e rằng còn kém hơn nhiều so với tấn công Lũng Hữu.

Bởi Lũng Hữu có được sự bảo vệ của núi Lũng Sơn, có thể dựa vào thế hiểm yếu để phòng thủ. Năm 30 sau Công nguyên, vài vạn đại quân Đông Hán đến Lũng Hữu, thuộc cấp của Quy Ngao là Vương Nguyên bịt kín đường Lũng Hữu và cố thủ, quân Hán tiến công nghi binh bất lợi phải rút về Quan Trung, sau đó Quy Ngao đã dựa vào Lũng Hữu kháng cự được đại quân Đông Hán trong 4 năm.

Có thể thấy, địa thế của Lũng Sơn hiểm yếu, dễ thủ khó công. Nếu Gia Cát Lượng tấn công Lũng Hữu thì mức độ an toàn của đắc địa được tăng lên rất lớn.

Hơn nữa, Lũng Hữu có rất nhiều tuấn mã, chiếm lĩnh được nơi này thì có thể giành được nguồn lực này, từ đó tổ chức huấn luyện kỵ binh, giúp cho quân Thục tăng mạnh tính cơ động linh hoạt trên chiến trường.

Ngoài ra, phần lớn tuấn mã của kỵ binh Tào Ngụy đều lấy từ Lũng Hữu (số ít lấy từ U Châu và Tịnh Châu), một khi quân Thục chiếm lĩnh Lũng Hữu thì chắc chắn sẽ quét sạch Tào Tháo, hầu như sẽ làm tái xuất hiện kỵ binh Tây Lương ở Trường An.

Bên cạnh đó, Lũng Hữu có địa thế bằng phẳng, thích hợp cho tích trữ lương thảo. Sau khi chiếm lĩnh Lũng Hửu, quân Thục có thể không cần phải tiếp tục vất vả vận chuyển lương thực từ đất Thục tới. Từ đó có thể tiết kiệm rất lớn về nhân lực, vật lực và tài lực.

Tuy nhiên, sau 5 lần tiến hành bắc phạt, Gia Cát Lượng đã không thể đánh chiếm được nơi này.

Theo Đông Phong/Đời sống pháp luật