Vu Lan báo hiếu 2022: Kiêng kỵ tuyệt đối tránh để xua rủi đón lành

Google News

Vu Lan báo hiếu diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp thể hiện truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Trong dịp này, một số việc không nên làm như tổ chức cưới hỏi, sát sinh...

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức long trọng tại Việt Nam vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp các thế hệ con cháu tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tỏ lòng hiếu thuận với các bậc sinh thành, tổ tiên.
Lễ Vu Lan báo hiếu là một tục lệ gắn với Phật giáo, hình thành dựa trên truyền thống hiếu nghĩa của người Việt. Lễ thức cúng trong dịp Vu Lan bao gồm thực hành tại gia và tại chùa. Trong đó, vào dịp lễ Vu Lan, người dân khi đến chùa sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ tượng trưng cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.
Tại chùa, lễ cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh được tổ chức để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...
Trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu và tháng 7 Âm lịch (hay còn gọi tháng cô hồn), người dân thường kiêng kỵ một số việc trọng đại như tổ chức tiệc cưới hỏi, hay khai trương kinh doanh.
Thêm nữa, dân gian quan niệm nếu sát sinh trong tháng 7 Âm lịch sẽ khiến các thành viên trong gia đình gặp hạn như đau ốm, bệnh tật, mất tiền bạc, xảy ra cãi vã, xung đột... Vì vậy, trong ngày lễ Vu Lan, nhiều người thực hiện phóng sinh chim, cá, lươn, ốc... để tích đức cho bản thân và gia đình.
Vu Lan bao hieu 2022: Kieng ky tuyet doi tranh de xua rui don lanh
Ảnh: Lao động. 
Tiếp đến, trong ngày lễ Vu Lan, mọi người nên tránh làm điều xấu như gây xung đột, cãi vã, đánh nhau... Đạo Phật cho rằng nếu làm những việc xấu thì sẽ nhận quả báo tương ứng. Do vậy, lễ Vu Lan báo hiếu và tháng 7 Âm lịch là thời điểm mọi người làm nhiều việc thiện, lan tỏa yêu thương, chăm sóc, cầu bình an cho người thân và những người xung quanh.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều gia đình ở Việt Nam thực hành tránh lãng phí khi làm lễ Vu Lan báo hiếu cầu kỳ, tốn kém, mua sắm quá nhiều đồ vàng mã... 
Điều này xuất phát từ việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có những khuyến khuyến nghị hạn chế đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự, không làm ảnh hưởng giao thông và sinh hoạt chung của cộng đồng, thay vào đó hành thiện, cứu giúp người nghèo.

Mời độc giả xem video: Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc. Nguồn: THĐT1.


Tâm Anh (TH)