Năm 1947, ban lãnh đạo của tờ báo “Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử” thuộc Đại học Chicago, Mỹ dựng lên chiếc đồng hồ này để cảnh báo ngày tận thế của loài người.
|
Mô hình chiếc đồng hồ báo Ngày tận thế. - Ảnh: Reuters |
Ngày tàn lụi của nhân loại mà người ta vạch ra đó hoàn toàn phụ thuộc vào khoảng cách giữa kim phút và vạch 12 giờ. Theo đó hiểm họa hạt nhân càng lớn bao nhiêu thì chiếc đồng hồ càng chạy gần lại thời điểm nửa đêm (12 giờ đêm hay 0 giờ) bấy nhiêu.
Xuất phát điểm của chiếc đồng hồ này là 12 giờ kém 7 phút, tức là cách 7 vạch so với mốc nửa đêm.
Nhưng chỉ hai năm sau, năm 1949, khi Liên Xô thử quả bom nguyên tử đầu tiên do nước này chế tạo, mở đầu cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, lần đầu tiên kim phút đã nhích thêm 4 vạch so với thời điểm năm 1947.
Và cũng chỉ sau đó 4 năm, vận mệnh cả thế giới đặt vào tình trạng báo động khi kim phút chỉ còn cách 2 vạch so với mốc nửa đêm. Hiện nay là thời điểm được ghi nhận nhân loại tiến gần đến ngày tận thế nhất theo chiếc đồng hồ này.
Kể từ đó, chiếc đồng hồ liên tục được điều chỉnh theo những diễn biến mới nhất mỗi khi xung đột gia tăng hay môt hiệp ước hòa bình nào đó được kí kết.
Năm 1991 là thời điểm kim phút được kéo ra xa nhất đến 17 vạch khi mà Hoa Kỳ và Liên Xô ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START I), báo hiệu chiến tranh lạnh kết thúc.
Nhưng thời điểm yên bình đó kéo dài chẳng được bao lâu khi chỉ 4 năm sau, các cuộc chay đua vũ trang tiếp tục lan rộng đã kéo kim phút tới vạch thứ 14.
Kể từ đó, kim phút liên tục di chuyển tới con số 12 định mệnh và gần như không hề có dấu hiệu chạy lùi.
Cho đến ngày 22/1/2015, biến đổi khí hậu và các nguy cơ hạt nhân đang khiến cho vận mệnh nhân loại chỉ còn cách mốc diệt vong đúng 3 vạch. Đây cũng là khi kim phút gần điểm cuối nhất mà chiếc đồng hồ này được dịch chuyển.
Theo VTC News