Có gì thú vị ở hai Siêu Trái đất từng gây chấn động?

Google News

(Kiến Thức) - Siêu Trái đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có khối lượng lớn cỡ 10 lần Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng. Có gì thú vị ở hai Siêu Trái đất từng gây chấn động giới khoa học?

Siêu Trái đất đầu tiên gây chấn động giới khoa học là Gliese 1132b.
Nguồn ảnh: Google. 
Gliese 1132b (hay GJ 1132b) là một siêu Trái Đất do đài quan sát MEarth-South ở Chile phát hiện vào tháng 10/2015. Nó bản chất là một ngoại hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn đỏ này cách Trái đất tận 39 năm ánh sáng, ở phía nam chòm sao Thuyền Phàm (Vela).
Không những thế, giới khoa học còn xác định được rằng, Gliese 1132b có kích thước gấp 1,4 lần, khối lượng gấp 1,6 lần Trái đất chúng ta.
Nguồn ảnh: Google.  
Tiếp theo là Proxima b. Theo các nhà khoa học, Proxima b là hành tinh thuộc chòm sao Nhân Mã (Centaurus).
Ở khoảng cách cách Trái đất 4,2 năm ánh sáng, Proxima b là ngoại hành tinh gần nhất Hệ Mặt trời. Nó có trọng lượng lớn hơn Trái đất 1,27 lần. Không những thế, nó còn được mệnh danh là một siêu Trái đất, có kích thước gần giống Trái đất nhất.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.
Ngoài ra, giới khoa học còn nhận định rằng Proxima b có nhiệt độ và nước có thể tồn tại ở dạng lỏng, cung cấp những điều kiện tốt cho sự sống hình thành và duy trì cuộc sống vũ trụ.
Huỳnh Dũng