Giác quan thứ 6 của con người nằm ở đâu?

Google News

Ngoài 5 giác quan cơ bản, Tiến sĩ thần kinh học Lisa Feldman Barrett cho rằng con người còn có một giác quan khác, đó chính là sự thu thập thông tin của não bộ.

Trong bài viết trên Science Focus, Tiến sĩ Barrett giải thích 5 giác quan của con người bao gồm thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác. Chúng được gọi là giác quan "mở rộng" vì chúng mang lại thông tin về thế giới bên ngoài.

Giac quan thu 6 cua con nguoi nam o dau?

Nhà thần kinh học Lisa Feldman Barrett hiện là Giáo sư tại Đại học Northeastern. Ảnh: Business Insider.

Tuy nhiên, cơ thể chúng ta cũng có các cơ quan thụ cảm đối với các sự kiện xảy ra bên trong, chẳng hạn như tim đập, phổi giãn nở, dạ dày kêu cùng nhiều chuyển động khác mà ta hoàn toàn không biết. Chúng được nhóm lại với nhau theo một giác quan khác, được gọi là sự tương tác.

Ngoài ra, một số thụ thể của con người được sử dụng cho nhiều hơn một giác quan. Ví dụ, võng mạc là cổng cho các sóng ánh sáng chúng ta cần để nhìn thấy, nhưng ta không biết rằng một số tế bào võng mạc đưa thông báo đến não để ta nhận thức được đó là ban ngày hay ban đêm. Chính cảm giác ngày và đêm này là cơ sở cho nhịp sinh học ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và chu kỳ ngủ hoặc thức của ta.

Ngay cả thị giác cũng có sự tương tác với những giác quan tách biệt khác. Nói một cách ngắn gọn, những gì ta nhìn thấy và cách ta nhìn thấy liên quan đến việc não bộ theo dõi nhịp tim của chúng ta, đây cũng là một phần của sự tương tác.

Trong những khoảnh khắc như tim co bóp và đẩy máu ra động mạch, não của ta cũng sẽ tiếp nhận ít những thông tin về hình ảnh hơn.

Trên thực tế, bộ não của chúng ta tạo ra mọi thứ ta nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận. Ví dụ, sóng ánh sáng không chỉ đi vào mắt mà nó sẽ truyền đến não dưới dạng tín hiệu điện, và sau đó chúng ta sẽ tiếp nhận hình ảnh đó.

Bộ não thực sự dự đoán được những gì ta có thể nhìn thấy trước khi ta nhìn thấy nó. Điều này có nghĩa là não bộ sẽ kết hợp các dự đoán cùng với dữ liệu đến từ võng mạc để xây dựng những trải nghiệm hình ảnh cho ta về thế giới xung quanh.

Tương tự, khi chúng ta đặt ngón tay lên cổ tay để cảm nhận mạch, ta đang cảm nhận được cấu trúc dựa trên dự đoán của não và dữ liệu cảm nhận thực tế. Tóm lại, con người không hẳn trải nghiệm những cảm giác dựa trên các giác quan, mà ta trải nghiệm chúng bằng não bộ của mình.

Theo Kỳ Duyên/ Zing