Khoảnh khắc hiếm hoi của gấu Bắc Cực sinh ba trong tự nhiên

Google News

Nhiếp ảnh gia người Đức ghi lại những bức ảnh tuyệt đẹp về con gấu Bắc Cực mẹ sinh ba quý hiếm đang chơi đùa trên tuyết cùng đàn con.

Khoảnh khắc hiếm hoi của gấu Bắc Cực sinh ba trong tự nhiên

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Đức Isabel Jauss đã ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp về gia đình gấu Bắc Cực.

Isabel Jauss đã theo dõi một số gia đình gấu Bắc Cực trong nhiều tuần để ghi được hình ảnh về những sinh vật có bộ lông trắng muốt.

Nhiếp ảnh gia đã đến nhiều địa điểm khác nhau trong vòng Bắc Cực bao gồm Công viên Quốc gia Wapusk và Đảo Baffin ở Canada, quần đảo Svalbard ở Na Uy.

Khoảnh khắc hiếm hoi của gấu Bắc Cực sinh ba trong tự nhiên
Khoảnh khắc hiếm hoi của gấu Bắc Cực sinh ba trong tự nhiên

"Gấu Bắc Cực là một trong những loài vật tôi yêu thích. Tôi đã tìm hiểu kỹ những địa điểm có thể tìm thấy gia đình gấu", nhiếp ảnh gia cho biết.

Hình ảnh Isabel Jauss ghi lại được là gấu mẹ đã sinh được ba con trong một ca sinh ba hiếm hoi của loài gấu Bắc Cực. Gấu mẹ và đàn con trắng như bông đang đùa nghịch trên tuyết.

Giống như các loài động vật ăn thịt khác đứng đầu chuỗi thức ăn, gấu Bắc Cực có tỷ lệ sinh sản thấp. Thông thường, gấu Bắc Cực chỉ sinh một hoặc hai con trong một lứa. Những con nhỏ sẽ ở mới mẹ trong khoảng hai năm.

Những con cái sẽ sinh sản khoảng ba năm một lần và chúng chỉ sinh sản khi được khoảng 5 hay 6 tuổi.

Isabel Jauss cho biết: "Khi nhìn thấy ca sinh ba quý hiếm, tôi không thể tin vào vận may của mình, họ đang chơi đùa với mẹ. Khi tôi biết gấu mẹ và đàn con rời khỏi ổ của chúng, tôi đã nhanh chóng lấy áo khoác ấm, đi đôi ủng chắc chắn rồi ra ngoài trời lạnh giá".

Gấu Bắc Cực có nguy cơ biến mất do môi trường sống bị thu hẹp, băng tan ở nhiều khu vực trên khắp thế giới. Ở vùng Bắc Cực khắc nghiệt, gấu là sinh vật hiếm hoi sinh sống được.

Mất băng do biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến khả năng kiếm ăn và tồn tại của gấu Bắc Cực. Gấu cần những tảng băng để tiếp cận con mồi của chúng như hải cẩu. Băng ở biển Bắc Cực co lại trong mùa hè khi thời tiết trở nên ấm hơn, sau đó hình thành băng vào mùa đông.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ ấm lên toàn cầu khiến băng tan, băng càng mỏng hơn. Nếu không đủ băng, hải cẩu không thể di chuyển trên băng, gấu Bắc Cực không thể tiếp tục săn mồi.

Trong những năm gần đây, biển băng đã rút ra xa bờ khiến những con gấu buộc phải trôi dạt vào vùng nước sâu, đôi khi sâu gần 1,5 mét đế tìm kiếm thức ăn, săn bắt mồi.

Theo Hoàng Dung/ Infonet