Những hình ảnh ngày đầu tiên khai quật bãi cọc tại Đầm Thượng

Google News

Sáng 20/2, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu phối hợp với cơ quan chức năng tại thành phố Hải Phòng đã bắt đầu khai quật khẩn cấp bãi cọc ở khu vực Đầm Thượng (thôn 11, xã Lại Xuân, Thủy Nguyên, Hải Phòng) vừa được phát lộ.

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong
 Ao nhà ông Đoàn Văn Đến, khu vực Đầm Thượng nơi tiến hành khai quật 13 cọc gỗ.

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong-Hinh-2
Các nhà khoa học cùng cơ quan chức năng TP Hải Phòng tiến hành nạo vét bùn đất trước khi tiến hành khai quật

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong-Hinh-3
 Sau khi nạo vét bùn, khu vực đã xuất lộ khá nhiều cọc gỗ...

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong-Hinh-4
 

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong-Hinh-5
 

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong-Hinh-6
 

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong-Hinh-7
 Các nhà khảo cổ tỉ mỉ đánh dấu, khoanh vùng những khu vực phát lộ cọc để kiểm đếm trước khi tiến hành khai quật.

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong-Hinh-8
Với các cọc đã phát lộ, các nhà khao học dùng vải bạt phủ lên phần lộ thiên để bảo vệ cọc gỗ. 

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong-Hinh-9
 Trao đổi với PV Infonet, Tiến sỹ Lê Thị Liên, Nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu dưới nước, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho biết: "Qua khảo cổ học cùng các thông tin sử liệu sơ bộ về địa hình, chúng tôi cho rằng, khu vực này nằm trong phạm vi chiến trường rộng lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 3, diễn ra năm 1288".

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong-Hinh-10
Tiến sỹ Lê Thị Liên, Nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu dưới nước, Viện Khảo cổ học. 
Lý giải điều này, Tiến sỹ Liên cho biết, trong sử liệu có nhắc đến những trận đánh ở Trúc Động, cả việc đoàn thủy quân của quân Nguyên Mông khi rút lui đã bị chặn đánh liên tiếp, suốt từ Kiếp Bạc cho đến Trúc Động trong nhiều ngày.
“Những cuộc tấn công ấy diễn ra ở những đâu, diễn ra như thế nào, chúng tôi hy vọng từ kết quả cuộc khai quật tại bãi cọc Đầm Thượng sẽ giúp trả lời câu hỏi đó”, TS Lê Thị Liên nhấn mạnh.
Cũng theo TS Lê Thị Liên, cũng có ý kiến, quan điểm nhận định (chưa chính thức), bãi cọc Đầm Thượng có thể có niên đại sớm hơn và liên quan đến trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938.
Tuy nhiên, điều này cần phải nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau như: kiểm tra niên đại, độ rộng của bãi cọc, quá trình hình thành bãi cọc... mới có thể xác định chính xác.
Bên cạnh đó, TS Lê Thị Liên cũng cho hay, Viện Khảo cổ sẽ phối hợp với các ngành khác như lịch sử, địa chất, địa hình, địa mạo để hiểu thêm về địa hình cổ ở đây; phân tích mẫu (cọc gỗ, đất...) để xác định cọc gỗ nằm trong khoảng thời gian nào.

Nguyên Trung/Infonet