Loài côn trùng Treehopper Brazil tên khoa học Bocydium globulare thuộc họ côn trùng Membracidaev, khá giống ve sầu, sống trong rừng nhiệt đới. Chúng có kích thước chỉ vài milimet, sống cả ngày để gặm lá trên ngọn cây nhưng sở hữu ngoại hình khác lạ khiến nhiều người liên tưởng đến một loại sinh vật ngoài hành tinh đang sống trên Trái đất.
Bocydium globulare kỳ lạ, loài côn trùng nhỏ bé, đơn độc này trông giống như một thứ gì đó trong phim khoa học viễn tưởng, phim kinh dị. Nó có chiếc mũ đội đầu, tạo thành từ bốn quả cầu siêu nhỏ có nhiều lông bao phủ.
Đặc điểm giống máy bay trực thăng này gây hoang mang cho các nhà khoa học vì đây là cấu trúc độc đáo nhất từng có ở một loài côn trùng bình thường.
Cấu tạo này khiến nhiều người lầm tưởng cho rằng chúng có liên quan đến mục đích cảm giác, tìm đường tránh kẻ thù. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa giải thích được những quả bóng kỳ lạ này có tác dụng gì.
Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng cấu trúc hình cầu bảo vệ Treehopper Brazil khỏi kẻ săn mồi trong tự nhiên muốn tìm cách tấn công ăn thịt chúng.
Trong khi đó, những người khác lý giải rằng vật trang trí trên đầu kỳ quái đã tiến hóa, giống với hình dáng của một loại nấm ký sinh có tên là Ophiocordyceps simpleis. Sau này nó sẽ chiếm lấy tâm trí và cơ thể của kiến, biến chúng thành thây ma. Sau khi chết đi nó lại trở thành môi trường để nấm tiếp tục phát triển.
Có hơn 3000 loài Treehoppers và chúng sinh sống ở mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực vì quá lạnh nhưng biến thể Brazil là loài duy nhất có chiếc mũ đội đầu giống sinh vật đến từ hành tinh khác.
Dù mang dáng vẻ như đến từ thế giới khác, rầy là một loài côn trùng nhỏ hoàn toàn bình thường dành cả ngày để tìm kiếm thức ăn và nhân giống phát triển loài.
Những loài côn trùng này khá vô hại bởi chúng không tấn công hay có những tuyến độc gây ảnh hưởng cho con người.
Nhà điêu khắc khoa học huyền thoại Alfred Keller từng tạo ra một mô hình làm thủ công về loài côn trùng này. Những bức ảnh của ông được chia sẻ trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người.
Theo Hoàng Dung / Infonet