Vai trò của truyền thông trong phòng chống COVID-19 tại Việt Nam

Google News

(Kiến Thức) - Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2020, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã gửi hơn 15 tỷ tin nhắn văn bản về kiểm soát và phòng ngừa COVID-19 đến những người sử dụng thuê bao di động.

Trong những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang xác lập những kỷ lục mới về số ca mắc, số ca tử vong cũng đã lên đến trên 571.000. Việt Nam hiện đứng thứ 160/214 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới và là 1 trong 30 quốc gia/vùng lãnh thổ chưa có người tử vong vì COVID-19.
 
Vai tro cua truyen thong trong phong chong COVID-19 tai Viet Nam
 Người dân thực hiện gửi tin nhắn văn bản ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng hành cùng đội ngũ phòng, chống dịch đang làm việc ngày đêm tại các tuyến đầu, không thể phủ nhận dịch vụ viễn thông, truyền thông có đóng góp không hề nhỏ trong công tác phòng, chống COVID-19 tại Việt Nam.
Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2020, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã gửi hơn 15 tỷ tin nhắn văn bản về kiểm soát và phòng ngừa COVID-19 đến những người sử dụng thuê bao di động. Bên cạnh đó, nhờ có chủ trương phát động nhắn tin ''Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19'', nước ta đã nhận được khoàn đóng góp lên tới 152 tỷ đồng (6,58 triệu USD) qua những tin nhắn văn bản của người dân.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã đưa vào sử dụng 20 ứng dụng nhằm kiểm soát, phòng ngừa COVID-19. Để tránh lây nhiễm trong cộng đồng, các dịch vụ đặt hàng trực tuyến, thanh toán online được ưu tiên sử dụng.
Bên cạnh đó, thực hiện kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia để đẩy mạnh thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, nộp phạt xử lý vi phạm hành chính, đóng bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh.
Vai tro cua truyen thong trong phong chong COVID-19 tai Viet Nam-Hinh-2
Các ứng dụng nhằm kiểm soát, phòng ngừa COVID-19 được đưa vào sử dụng.
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, mặc dù có sự gia tăng các hoạt động trực tuyến, số vụ tấn công mạng đã giảm 26% so với nửa cuối năm 2019. Về các dịch vụ bưu chính viễn thông, các công ty bưu chính đảm bảo dòng hàng hóa trôi chảy, với hơn 377 triệu bưu kiện được giao, tăng 40% so với số lượng hàng năm.

Thời điểm cả nước gồng mình chống dịch, báo chí và truyền thông luôn làm việc tích cực để cập nhật thông tin mới nhất và nhanh nhất đến độc giả, điều đó phần nào thể hiện ở con số hơn 600.000 bài báo liên quan đến COVID-19 được xuất bản.

Vai tro cua truyen thong trong phong chong COVID-19 tai Viet Nam-Hinh-3
Dịch vụ thanh toán trực tuyến qua các ví điện tử lên ngôi, ''nói không'' với tiền mặt hạn chế dịch lây lan trong cộng đồng. 
Theo kế hoạch nửa cuối năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đưa ra hướng dẫn để giúp tất cả các địa phương trên toàn quốc xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, tăng tỷ lệ chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động lên 17-20%.
Bên cạnh đó, đảm bảo hệ thống CNTT của tất cả các cơ quan công cộng được trang bị bảo mật bốn lớp.
Việt Nam được dự đoán là một trong 50 quốc gia hàng đầu về chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (IDI) trong vòng 5 năm tới, cũng như nằm trong số 50 quốc gia hàng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) và 35 quốc gia hàng đầu về chỉ số đổi mới toàn cầu (GII).
Vai tro cua truyen thong trong phong chong COVID-19 tai Viet Nam-Hinh-4
Vsmart Aris 5G là chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ mạng 5G ''made in Việt Nam''.
Theo kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số, cả dịch vụ mạng di động 4G và 5G và điện thoại di động thông minh sẽ được phổ cập, chuyển dần sang hình thức thanh toán điện tử. Trong tương lai, Bộ sẽ làm việc với các doanh nghiệp viễn thông và nhà sản xuất smartphone để đảm bảo mỗi người dân trên đất nước Việt Nam đều có một chiếc điện thoại thông minh.  
Ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Bộ bắt đầu thí điểm các thiết bị 5G ''Made in Việt Nam'' vào tháng 7 này và mạng 5G sử dụng các thiết bị trên vào tháng 10/2020.
Loạt phát minh của Việt Nam ra đời mùa COVID-19

Máy thở Vsmart VFS-510 do Vinsmart phát triển là mẫu máy thở "Made in Vietnam" đầu tiên được công nhận chính thức bởi Bộ Y tế, chính thức được cấp số đăng ký lưu hành. Sản phẩm đã vượt qua các bài đo kiểm chất lượng độc lập, được tiến hành đánh giá lâm sàng thông qua việc sử dụng thực tế tại nhiều bệnh viện tuyến đầu như Bạch Mai, Quân y 103, Vinmec... với sự theo dõi, đánh giá sát sao của các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia đầu ngành.
BKAV là đơn vị thứ hai sau Vingroup sản xuất máy thở đóng góp cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Máy HFNC có thiết kế riêng của Bkav và các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, được sản xuất từ lời đề nghị từ bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu.
Bên cạnh đó, với sự ủng hộ của Bộ Y tế, sau 3 tháng đồng hành cùng các nhà khoa học và các đối tác liên quan, ngày 5/6, Công ty cổ phần Sao Thái Dương chính thức công bố thành tựu nghiên cứu, sản xuất hai bộ kit chẩn đoán phát hiện vi rút SARS-CoV-2 mang tên One-step RT-PCR COVID-19 kit THAI DUONG và RT-LAMP COVID-19 Kit THAI DUONG.


 

Truyền thông Pháp lý giải thành công của Việt Nam trong chiến lược chống dịch Covid-19 | THCT


Mộc Nhiên