Bảo quản thức ăn thừa đúng cách trong dịp Tết để không bị ngộ độc

Google News

(Kiến Thức) - Nghe có vẻ tiết kiệm được nhiều, thế nhưng các bà nội trợ lại không biết rằng, thức ăn thừa ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Nếu không bảo quản đúng cách, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở, gây hại cho sức khỏe.

Trong các gia đình Việt Nam nói riêng, các gia đình châu Á nói chung, dù là bữa trưa hay bữa tối, thức ăn còn thừa sẽ không bị đổ đi mà thường được giữ lại cho bữa sau. Đến bữa sau, thức ăn thừa sẽ được hâm nóng lại và tiếp tục sử dụng.
Có vẻ làm vậy sẽ tiết kiệm được nhiều, thế nhưng các bà nội trợ lại không biết rằng, thức ăn thừa ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Nếu không bảo quản đúng cách, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở, gây hại cho sức khỏe.
Vậy làm thế nào để bảo quản thức ăn thừa đúng cách? Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, khoảng thời gian mà nhà nhà đều thừa mứa thức ăn.
Bao quan thuc an thua dung cach trong dip Tet de khong bi ngo doc
 Ảnh minh họa.
Có vẻ như nhiều bà nội trợ có thói quen dùng túi nilon, bọc nilon để bọc lại đồ ăn thừa. Thế nhưng các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, không nên sử dụng phương pháp này.
Mới đây, Bộ Y tế bang Washington của Mỹ chỉ ra rằng, thức ăn đã được nấu chín để trong nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ, vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập và phát triển. Nhất là các vi khuẩn cứng đầu, không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao như tụ cầu khuẩn, Bacillus Cererus... gây ngộ độc thực phẩm. Nói như vậy để thấy, việc lưu giữ thức ăn thừa tiềm tàng nhiều hiểm nguy. Một khi đã mắc bệnh, tiền thuốc thang chắc chắn sẽ vượt quá tiền tiết kiệm.
Lindsay Malone, chuyên gia dinh dưỡng tại "Trung tâm y tế Cleveland", một trong những tổ chức y tế hàng đầu thế giới, cũng chỉ ra rằng nhiều người có thói quen sử dụng lá thiếc hay giấy bạc để bọc kín thức ăn rồi cất đi, nhưng điều này còn nguy hiểm hơn.
Theo nghiên cứu, bọc thức ăn đã chín bằng giấy bạc không thể niêm phong hay cách ly hoàn toàn thức ăn khỏi môi trường lại còn thúc đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn, rất nguy hiểm.
Để giúp mọi người bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, chuyên gia dinh dưỡng Lindsay Malone đưa ra 4 lời khuyên sau:
- Đặt thức ăn thừa trong hộp sạch, kín và nhanh chóng cho vào tủ lạnh.
- Không được tiếc của, nhất định phải đổ bỏ thực phẩm chín đã để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
- Nếu có quá nhiều thực phẩm cần bảo quản, tốt nhất là để một phần trong tủ lạnh trước, chú ý loại nào dễ hỏng hơn thì để trước.
- Để ý thời gian làm lạnh. Cả thực phẩm chín và sống, khi cất tủ lạnh trong thời gian quá lâu đều không còn an toàn, không nên dùng nữa, nhất định phải bỏ đi.
Kiều Dụ (Theo LK)