Bé trai 10 tuổi bị xoắn tinh hoàn phải cắt bỏ: Những điều cần cảnh giác

Google News

(Kiến Thức) - Mới đây, một bé trai 10 tuổi ở Trung Quốc bị xoắn tinh hoàn đã phải cắt bỏ vì quyết định chậm trễ của bố. Theo bác sĩ, xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật cấp cứu trong vài giờ đầu. 

Một cậu bé 10 tuổi mới đây phải nhập viện vì bị xoắn tinh hoàn. Khi đang ngủ, bé đột nhiên tỉnh dậy vào khoảng 12 giờ và hét lên rằng bé bị đau vùng kín. Cha cậu bé quan sát bộ phận sinh dục của con và phát hiện ra rằng một bên bìu bị sưng và đã đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Be trai 10 tuoi bi xoan tinh hoan phai cat bo: Nhung dieu can canh giac
Xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật cấp cứu trong vài giờ đầu. 
Sau khi bác sĩ chuyên khoa tiết niệu nhận được cuộc gọi điện thoại khẩn cấp từ cán bộ trực ca, anh đã nhanh chóng đến khoa cấp cứu để kiểm tra tình hình cho cậu bé và phát hiện tinh hoàn bên trái bị sưng và rời khỏi vị trí ban đầu. Sau khi kiểm tra bằng việc chụp chiếu và quan sát hình ảnh cho thấy em bé bị xoắn tinh hoàn.
Lúc đó, bác sĩ đề nghị với gia đình nên tiến hành phẫu thuật trực tiếp cho trẻ, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử tinh hoàn.
Tuy nhiên, người cha lại cho rằng bác sĩ đã điều trị quá mức cần thiết, ông không nghĩ rằng tình trạng của con lại nghiêm trọng như vậy nên sau đó ông đưa con rời khỏi bệnh viện, không chấp nhận phẫu thuật.
Nhưng sau một ngày, người cha quay lại bệnh viện. Lúc này, kết quả kiểm tra qua siêu âm màu cho thấy tinh hoàn bên trái đã bị hoại tử hoàn toàn, và tinh hoàn bên phải cho thấy tín hiệu lưu lượng máu cũng giảm.
Tại thời điểm này, bác sĩ cho biết chỉ còn cách cắt bỏ tinh hoàn ở bên trái và tinh hoàn bên phải có thể được thăm dò sâu hơn trước khi quyết định.
Tương tự, hồi tháng 9 năm ngoái, bé trai Đỗ Quốc H (6 tuổi, trú tại Văn Lâm, Hưng Yên) được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trong tình trạng sưng đau vùng bẹn bìu trái. Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện bé bị xoắn tinh hoàn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để tháo xoắn tinh hoàn nhưng bên tinh hoàn trái đã hoại tử tím đen không còn khả năng bảo tồn nên phải cắt bỏ một bên tinh hoàn cho bé.
Theo các BS, xoắn tinh hoàn là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.
Vì vậy, xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật cấp cứu trong vài giờ đầu. Nếu để lâu hơn, tinh hoàn bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.
Be trai 10 tuoi bi xoan tinh hoan phai cat bo: Nhung dieu can canh giac-Hinh-2
 
Khi tinh hoàn quay làm xoắn thừng tinh và giảm lưu lượng máu. Nếu tinh hoàn xoay nhiều lần, lưu lượng máu đến nó có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn, gây hoại tử, biến chứng rất nhanh chóng. Nam giới bị xoắn tinh hoàn có đặc điểm di truyền và thường ảnh hưởng đến cả 2 tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi bị chấn thương bìu; hoạt động thể chất và khi ngủ.
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các triệu chứng như sau: cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ; bìu sưng to; buồn nôn và nôn; đau bụng; một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do tư thế của bệnh nhân khiến tinh hoàn được tháo xoắn.
Cần chú ý rằng, những triệu chứng nêu trên có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là trong hoặc sau khi bị chấn thương bìu hay hoạt động thể chất
Các yếu tố nguy cơ bị xoắn tinh hoàn
Tuổi: thường gặp nhất ở nam giới từ 10 - 25 tuổi.
Tiền sử bị xoắn tinh hoàn: nếu bệnh nhân đã từng bị xoắn tinh hoàn nhưng các triệu chứng đã thuyên giảm không cần điều trị vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại.
Thời tiết: xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, chẳng hạn bạn đi nghỉ mát ở vùng núi cao có nhiệt độ lạnh.
Bất thường bẩm sinh: bất thường quả lắc chuông (Bell clapper deformity) dẫn đến trục dài của tinh hoàn nằm ngang thay vì theo trục thẳng của cơ thể, khiến tinh hoàn xoay trên thừng tinh, gây tắc tĩnh mạch và tụ máu, với hệ quả là thiếu máu động mạch và hoại tử tinh hoàn.
Thảo Nguyên (TH)