Người đường huyết cao có 3 triệu chứng sau bữa ăn

Google News

Đường huyết hay glucose máu là lượng đường có ở trong máu và theo máu vận chuyển đến tất cả các tế bào của cơ thể để cung cấp năng lượng. Cần giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn để giảm nguy cơ mắc bệnh lý.

Cơ thể con người bình thường mỗi ngày cần rất nhiều đường để cung cấp năng lượng, giúp duy trì hoạt động của các mô và cơ quan. Do đó, lượng đường trong máu phải được duy trì ở một mức độ nhất định để duy trì nhu cầu của các cơ quan và mô khác nhau trong cơ thể.

Dù là đường huyết cao hay đường huyết thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là đường huyết cao nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng ban đầu của bệnh đường huyết cao là vô cùng quan trọng.

Nguoi duong huyet cao co 3 trieu chung sau bua an

(Ảnh minh họa)

Ở trình độ y học hiện nay, bệnh tiểu đường vẫn chưa tìm ra loại thuốc có thể chữa khỏi hoàn toàn, và bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa suốt đời. Một khi đã mắc bệnh cần phải kiểm soát lâu dài, nhất là thói quen sinh hoạt, ăn uống cần được điều chỉnh và thay đổi.

Tuy nhiên, nhiều người không biết cách nhận biết mình có bị tăng đường huyết hay không? Rất đơn giản, bạn có thể quan sát xem cơ thể có những biểu hiện này sau bữa tối hay không. Nếu những tình huống này xảy ra thường xuyên, có thể là tăng đường huyết, cần được chú ý!

Cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn

Nguoi duong huyet cao co 3 trieu chung sau bua an-Hinh-2

(Ảnh minh họa)

Nói chung, buồn ngủ sau khi ăn là một hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn trong một thời gian dài và cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn, rất có thể lượng đường trong máu của bạn đã cao.

Bởi vì, nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ ức chế bài tiết orexin, khi lượng này giảm xuống sẽ khiến não không cung cấp đủ năng lượng, lúc này con người có xu hướng không cử động được và trở nên buồn ngủ.

Khát nước sau bữa ăn

Nguoi duong huyet cao co 3 trieu chung sau bua an-Hinh-3

Bệnh nhân tiểu đường cảm thấy khát nước do cơ thể không tiết đủ insulin và kháng insulin. (Ảnh minh họa)

Một số người sau khi ăn xong cảm thấy khát nước, nguyên nhân có thể là do thức ăn quá mặn hoặc quá khô, họ cần uống một chút nước để giảm bớt triệu chứng.

Những lý do chính gây khát nước sau bữa ăn ở bệnh nhân tiểu đường là khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém và cung cấp không đủ nước cho cơ thể. Nếu việc kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường không tốt, lương đường huyết không đạt tiêu chuẩn, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng khát nước.

Ngoài ra, người đái tháo đường luôn có xu hướng khát nước hơn bởi khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

Ăn xong vẫn thấy đói

Nguoi duong huyet cao co 3 trieu chung sau bua an-Hinh-4

(Ảnh minh họa)

Rất dễ cảm thấy đói sau khi ăn, vì vậy hãy cảnh giác nếu đường huyết quá cao. Người có đường huyết cao tiêu hóa rất nhanh, hoặc cảm thấy như chưa no.

Hiện tượng này xảy ra là do lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng, đường huyết không thể được cơ thể hấp thụ hết. Nếu cơ thể không hấp thụ được năng lượng thì họ sẽ luôn có cảm giác đói và luôn thèm ăn.

Theo Nguyễn Giang/Bảo Vệ Công Lý