Món chay mặn “đóng gói” có an toàn?

Google News

Trước nhu cầu ăn chay ngày càng lớn của người dân, các Cty thực phẩm chay, quán chay, nhà hàng chay mọc lên khắp nơi để phục vụ các thượng đế. Thế nhưng...

Nếu không phải là tín đồ Phật tử thì hầu hết, những người có xu hướng chuyển sang ăn chay thường lựa chọn các món chay mặn. Bởi, hương vị của những món chay mặn không khác gì nhiều so với thức ăn hằng ngày họ từng ăn. Vẫn hương vị giò, chả, thịt gà,... nên nhiều người cảm thấy việc ăn chay với họ dễ dàng.
Đối tượng lựa chọn ăn chay hiện nay có xu hướng trẻ hóa. Rất nhiều bạn trẻ coi việc ăn chay với mục đích giảm cân, thanh lọc cơ thể.
Bích Ngọc (20 tuổi, Hà Nam) đã chuyển sang ăn chay hơn 1 năm nay nhằm thanh lọc, đảm bảo sức khỏe. Ban đầu, các món như rau, củ luộc, đậu chiên, nấm xào,... nhưng ăn nhiều nên ngán. Để đa dạng bữa ăn, Ngọc chuyển sang các món chay mặn được đóng túi sẵn.
Mon chay man “dong goi” co an toan?
Mặt hàng chay giả mặn được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh. 
Thuận tiện trong chế biến và bảo quản, các món chay đa dạng thực đơn, lại dễ dàng mua tại các siêu thị, chợ dân sinh nên Ngọc vô tư sử dụng mà “lơ là” về tìm hiểu thành phần được chế biến trong thực phẩm chay mặn.
Khi được hỏi về việc để tạo hương vị cho thực phẩm, các cơ sở sản xuất thường sử dụng bột tạo màu, tạo mùi, vị... Và những miếng giò, chả thơm lừng ấy hẳn sẽ có hàn the để tạo độ dai, Ngọc có lo lắng? – Cô cho biết: “Em biết là thực phẩm hiện nay rất khó đoán là an toàn hay không nếu chỉ nhìn bằng mắt. Em biết là để tạo độ dai, giòn cho sản phẩm, người ta cũng bỏ hàn the, chất tạo màu cho bắt mắt, nhưng em nghĩ là với một lượng vừa phải, đảm bảo thì có thể chấp nhận được”.
Hiện nay, những nguyên liệu chế biến món chay giả mặn thường là bột mì và nấm... Để tạo màu sắc bắt mắt, các cơ sở sản xuất bắt buộc phải thêm chất tạo màu, tạo mùi, vị. Tuy nhiên, các chất tạo màu thành phần tự nhiên thường không bền nên muốn giữ lâu, phần lớn sản phẩm được dùng hóa chất (có tên là carbuahydro). Và để có những hình dáng như đùi gà, cá, sườn,... mặt hàng này phải có thêm chất định hình.
Mời độc giả xem video Rùng mình, thức ăn chay mất vệ sinh ATTP (nguồn: VTC1):
Tuy nhiên, với phong trào ăn chay để đối phó với thực phẩm bẩn đã ăn sâu vào tâm lý của không ít người. Hầu hết đều cho rằng, sản phẩm chay an toàn và hỗ trợ phòng và chữa bệnh nên không có lý do gì mà không ăn chay cả.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn chay theo chế độ thực dưỡng, khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường, ung thư,... Song, việc ăn chay cũng cần phải có chế độ cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo quá trình trao đổi chất, tái tạo năng lượng, duy trì sức khỏe, giúp người bệnh phục hồi bệnh nhanh chóng.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo việc người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp hay còn gọi là đồ “chay giả mặn”, vì thực phẩm này ít nhiều trong quá trình sản xuất đều được thêm các chất khác như chất bảo quản, chất tạo mùi, chất định hình... không tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt là chất tạo màu, tạo mùi thường là hóa chất (carbuahydro) gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏa, gây rối loạn về hormone giới tính, thậm chí gây ung thư.
Nếu người tiêu dùng tiêu thụ khối lượng lớn thực phẩm chay giả mặn rong thời gian dài, liên tục, sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, tiềm ẩn các nguy cơ ngộ độc cơ thể.
Thế nên, bên cạnh việc ăn chay cần phải thực hiện khoa học, hợp lý thì vẫn cần bổ sung các thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa,... nhằm bổ sung các vi chất, vi lượng thiết yếu cho cơ thể.
Ngoài ra, người tiêu dùng cần thận trọng khi lựa chọn thực phẩm chay mặn có thương hiệu, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, hạn sử dụng rõ ràng...
Theo Mộc Miên/Phapluatxahoi