Một số bài thuốc dân gian trị say nắng hiệu quả ai cũng cần biết

Google News

Với thời tiết lên đến 40 độ như hiện nay, bạn nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm sau để tránh say nắng, bảo vệ sức khỏe.

Hiện tại, miền Bắc và miền Trung đã bước vào một đợt nắng nóng mới, nhiệt độ nhiều nơi lên tới 40 độ. Với tình trạng nắng nóng cực độ, nhiều người lao động hay đi lại ngoài trời rất dễ gặp tình trạng say nắng.
Mot so bai thuoc dan gian tri say nang hieu qua ai cung can biet
 
Một số bài thuốc dân gian đơn giản trị bệnh thường gặp mùa hè
- Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi thì sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân, đắp chăn cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu.
- Nếu cảm nắng bị ngất xỉu: Lấy mè đen (vừng đen, hắc chi ma) rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g hòa với nước.
- Bị trúng nắng nhức đầu, xây xẩm mặt mày: Lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống, còn bã đắp thái dương và gan bàn chân.
- Trường hợp vừa nôn vừa tiêu chảy: Dùng lá sen tươi giã nát vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống.
- Các trường hợp say nắng nhẹ có thể dùng bài thuốc sau.
Bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường và ăn khi còn ấm, ngày hai lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng.
Xoài xanh từ lâu đã được biết đến là loại thần dược chống say nắng rất hiệu quả. Trong xoài xanh chứa hàm lượng vitamin C có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch chống cảm lạnh mùa hè. Bạn có thể ngâm xoài xanh với một chút mối ớt sau đó để khoảng 30 phút sẽ trở thành bài thuốc chống say nắng hiệu nghiệm.
Một số loại trái cây chữa say nắng cực hiệu qủa
Táo
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ăn một quả táo mỗi ngày có thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật, đồng thời chúng cũng ngăn chặn say nắng vào mùa hè. Thực phẩm này chứa tới 84% là nước và rất giàu chất dinh dưỡng giúp làm mát cơ thể.
Dưa hấu
Dưa hấu có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe như gluco, alanine, axit glutamic, arginine, muối, carotene, vitamin C... mà những chất này lại đều rất tốt cho việc chống say nắng, đồng thời còn giúp làm dịu cơn khát, giải độc, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Dưa chuột
Chất lycopene chống ôxy hóa có trong cà chua được chứng minh cung cấp dưỡng chất bảo vệ tuyến tiền liệt, giúp giảm thiểu nguy cơ bị u tuyến tiền liệt lành tính.
Cũng giống các hợp chất chống ôxy hóa khác, lycopene còn có tác dụng bảo vệ tế bào da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đó là lý do bạn nên ăn cà chua mỗi ngày.
Đào chín
Ngoài việc sử dụng như một loại trái cây tráng miệng hàng ngày, ăn cả quả hoặc ép lấy nước uống thường xuyên sẽ cũng rất tốt cho cơ thể, đặc biệt đây còn là loại nước uống chống say nắng hữu hiệu cho mùa hè.
Không những thế, đây cũng là thời điểm đào chin rất nhiều, do đó dự trữ loại quả này trong nhà để chữa say nắng cũng rất tốt.
Nước chanh
Mot so bai thuoc dan gian tri say nang hieu qua ai cung can biet-Hinh-2
 Nước chanh là thức uống hiệu quả giúp giảm cơn say nắng
Lấy nửa quả chanh vắt lấy nước, pha cùng nước sôi để nguội rồi cho thêm đường và vài hạt muối để dùng. Đây là loại nước uống chống say nắng được sử dụng phổ biến.
Nước mía
Mot so bai thuoc dan gian tri say nang hieu qua ai cung can biet-Hinh-3
 Bạn có thể tìm mua loại nước này ở bất cứ đâu trong trường hợp không may bị cảm nắng.
Hoặc bạn có thể cắt khúc để ăn thay vì ép lấy nước. Sau khi sơ cứu, bạn nên để bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày để theo dõi, tuyệt đối không được cho họ tiếp xúc ngay với ánh nắng mặt trời sẽ dễ bị cảm nắng lại và sinh ra những biến chứng xấu.
Đề phòng say nắng cần làm gì?
- Khi đi ra ngoài nắng cần phải có nón, khăn che mặt.
- Cần có chòi, trại để nghỉ mát khi làm việc suốt ngày ngoài nắng.
- Mùa hè không nên uống nhiều nước đá lạnh hay quạt trực tiếp cho mát.
Ngoài ra để đề phòng cảm nắng hoặc say nắng, có thể dùng: Lá tre 20g, sắn dây 20g, mạch môn 20g, cam thảo đất 20g, thổ phục linh 20g, hương nhu 30g, sâm đại hành 20g. Tất cả đều nấu trong 3 lít nước sôi, uống thay nước hàng ngày.
Chữa say nắng
Với trường hợp bị say nắng, say nóng, cần phải đưa bệnh nhân vào chỗ râm mát, nới rộng quần áo, có thể đặt bệnh nhân trước quạt, đắp khăn mặt có nước mát và cho bệnh nhân uống nước.
Đi nắng về không được không được phép lao vào nhà tắm ngay mà phải nghỉ ngơi một lúc cho ráo mồ hôi, mát mẻ thì mới tắm. 
Theo Nguyễn Linh/ Thời Đại